Cứu sống hai bệnh nhân tai biến bằng kỹ thuật dẫn lưu

Đó là hai bệnh nhân Mai Văn Gẫm (60 tuổi) và bệnh nhân Nguyễn Văn Hoàng (61 tuổi). Theo bệnh án thì hai bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, yếu liệt một bên và mất hoàn toàn phản xạ. 

Bác sĩ Đinh Văn Cội và bệnh nhân Mai Văn Gẫm đã tỉnh táo hoàn toàn sau ba tuần điều trị. Ảnh: DUY TÍNH

Kết quả chụp CT cho thấy hai bệnh nhân xuất huyết toàn bộ não thất III, não thất IV… Tiến hành hội chẩn, các bác sĩ chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu máu tụ ra ngoài bằng phương pháp EVD và được sự đồng ý của thân nhân bệnh nhân.

Theo BS Cội, hai bệnh nhân bị xuất huyết não, gây nên tình trạng tăng áp lực nội sọ, chèn ép não nặng và nguy cơ tử vong rất cao. Những ca như thế này không thể có chỉ định phẫu thuật mở sọ lấy máu tụ giải áp cấp cứu được, nhưng nếu chỉ hồi sức nội khoa đơn thuần thì tỷ lệ thành công cứu sống bệnh nhân rất thấp. Đó là chưa kể nếu bệnh nhân có sống thì di chứng cũng rất nặng nề. Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật đặt dẫn lưu (máu xuất huyết) não thất ra ngoài bằng một hệ thống dẫn lưu chuyên dụng (EVD) là một lựa chọn tối ưu.

“Kỹ thuật đặt EVD được áp dụng trong những trường hợp bệnh lý: Chấn thương sọ não nặng mục đích làm giãm áp lực nội sọ (ICD), xuất huyết tràn ngập não thất, não úng thủy cấp tính, tràn mủ não thất… Đây là một phẫu thuật cấp cứu ngoại khoa khẩn cấp trong chuyên ngành Ngoại Thần kinh, đòi hỏi cơ sở y tế phải có chuyên khoa ngoại thần kinh và hồi sức thần kinh chuyên sâu mới có thể làm được”, BS Cội cho biết thêm.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm