Bà Kim Ngân: Cần Thơ chỉ có gạo trắng, nước trong thì chưa đủ

Ngày 7-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ tổ chức cho các ứng cử viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV đơn vị bầu cử số 1 (TP Cần Thơ) gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri tại Trường ĐH Cần Thơ. 

Các ứng cử viên lắng nghe cử tri Trường ĐH Cần Thơ bày tỏ tâm tư, thắc mắc và kỳ vọng vào ĐBQH và QH khóa mới. 

Gặp gỡ, tiếp xúc cử tri là sinh viên, giảng viên Trường ĐH Cần Thơ ngày 7-5, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết nếu trúng cử QH khóa mới, bà cùng các ĐBQH sẽ cố gắng đưa hoạt động lập pháp của QH càng ngày càng sáng tạo, đổi mới, chất lượng hơn. Việc xây dựng luật đảm bảo chất lượng, minh bạch, công khai, dễ hiểu và dễ làm, hạn chế văn bản hướng dẫn dưới luật. Đó là mục tiêu cố gắng làm cho được của QH khóa mới.
“Đặc biệt, luật mới ban hành phải có tính khả thi. Tránh tình trạng vừa ban hành xong đã phải sửa. Tuy nhiên, nhận ra sai và sửa ngay là tốt. Nếu cứ kéo dài tính không thực tế của một điều luật là có lỗi với nhân dân” - Chủ tịch QH nói.
Ngoài ra, bà Ngân cho biết QH cũng sẽ tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện luật để luật thực sự đi vào cuộc sống, kịp thời có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ để theo kịp với tình hình phát triển của đất nước.

Cử tri Nguyễn Văn Sánh đặt câu hỏi có thể ra được luật đồng bằng không (trong bối cảnh ĐBSCL cần liên kết để phát triển).

Tại cuộc tiếp xúc này, các cử tri đã bày tỏ nhiều tâm tư về vấn đề tại sao TP Cần Thơ được xem là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vựa nông sản của cả nước nhưng sự phát triển còn chưa xứng với tiềm năng. Cử tri đặt vấn đề nên chăng ban hành luật đồng bằng để phát triển vùng tốt hơn...

Chủ tịch QH cho biết nếu trúng cử sẽ cùng các ĐBQH  góp phần xây dựng TP Cần Thơ đạt được các mục tiêu đề ra...

Về vấn đề này, bà Ngân cho rằng luật ban hành phải mang tính phổ quát. Bà chưa nghe trên thế giới có nước nào ban hành luật đồng bằng. Đối với ĐBSCL, dù có luật đồng bằng hay không thì chúng ta vẫn áp dụng được rất nhiều các luật liên quan khác để phát triển khu này được.
“Cần Thơ chỉ có gạo trắng, nước trong thì chưa đủ. Cần Thơ sau khi có sân bay, có cầu Cần Thơ thì đã thực sự có nhiều bước phát triển. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ để vươn lên là một nơi thu hút nhà đầu tư. Bởi Cần Thơ chưa có cảng biển. Nhà đầu tư vào, họ cần có cơ sở hạ tầng vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Do đó Cần Thơ cần được đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng cho đồng bộ" - bà Ngân nói.
Tuy nhiên, theo bà Ngân, ngay cả như thế cũng chưa đủ. "Mặt bằng dân trí chung của ĐBSCL, Cần Thơ không chỉ thấp hơn các TP lớn mà còn thấp hơn đồng bằng sông Hồng, chưa đủ phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, dù đây là khu vực có hơn 20 triệu dân với nhiều người thành đạt. ĐH Cần Thơ phải góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đồng bằng” - bà Ngân chia sẻ.

Năm ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị bầu cử số 1 (TP Cần Thơ) gồm:

- Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội;

- Hòa Thượng Đào Như, Trưởng Ban trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ;

- Bà Đỗ Thị Tuyết Nhung, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP Cần Thơ;

- Ông Nguyễn Thanh Phương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ;

- Ông Nguyễn Thanh Xuân, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.