Ngày 4-5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Ủy ban MTTQ quận Ninh Kiều tổ chức hội nghị gặp gỡ và tiếp xúc cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV với cử tri quận Ninh Kiều.
Theo đó, có năm ứng cử viên gồm bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội), Hòa Thượng Đào Như (Trưởng ban trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ), bà Đào Thị Tuyết Nhung (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TP Cần Thơ), ông Nguyễn Thanh Phương (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ) và ông Nguyễn Thanh Xuân (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ).
Năm ứng cử viên ĐBQH khóa XIV tiếp xúc cử tri quận Ninh Kiều. Từ trái qua: Hòa thượng Đào Như, ông Nguyễn Thanh Phương, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, ông Nguyễn Thanh Xuân và bà Đào Thị Tuyết Nhung. Ảnh: N.NAM
Tại hội nghị, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ đọc tiểu sử từng ứng cử viên và lần lượt từng ứng cử viên phát biểu về chương trình hành động của mình nếu trúng cử ĐBQH.
Theo đó, các ứng cử viên đều khẳng định nếu trúng cử sẽ thực hiện đúng nhiệm vụ của ĐBQH theo luật định, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và chuyển tải các ý kiến cử tri đến QH, góp phần xây dựng TP Cần Thơ trở thành một thành phố phát triển xanh, sạch đẹp và năng động…
Cử tri Nguyễn Phước Tấn phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.NAM
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri Nguyễn Phước Tấn (ngụ đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều) bày tỏ sự tín nhiệm cao đối với các ứng cử viên. Tuy nhiên, ông nhận xét trong chương trình hành động của năm vị thì chỉ có một người có nói lướt qua về tình hình an ninh Tổ quốc.
“Tôi rất băn khoăn về vấn đề biên giới biển đảo Việt Nam bị xâm lấn, thậm chí họ còn đưa các vũ khí hiện đại tới các đảo chiếm đóng của chúng ta. Tất cả người dân Việt Nam yêu nước thì đều trăn trở về vấn đề này. Hy vọng lãnh đạo Đảng, Nhà nước tìm mọi giải pháp để giải quyết vấn đề biên giới biển đảo, làm hết sức mình cho sự nghiệp bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam”- ông Tấn gửi gắm.
Cử tri Trương Công Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.NAM
Cử tri Trương Công Bình (Khu vực 1, phường An Hòa) bày tỏ băn khoăn về vấn đề nợ công mà theo như báo đài đưa tin thì mỗi công dân phải gánh trên 20 triệu đồng. Ông Bình hỏi Chủ tịch QH liệu rằng nợ này đến đời con, cháu, chắt của chúng ta có trả hết được không? Hay như vấn đề dự đoán thảm họa thiên tai của chúng ta còn quá kém. Đơn cử như vụ cá chết ở miền Trung vừa qua đến nay đã phát hiện được đúng một tháng mà vẫn chưa tìm ra nguyên nhân...
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ảnh: N.NAM
Trả lời các ý kiến của cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết chưa bao giờ vấn đề chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia, biển đảo lại thôi thúc trong lòng mỗi người dân Việt Nam như lúc này.
Theo bà Ngân, đối với vấn đề ở biển Đông, chúng ta đang đấu tranh trên cả ba mặt là thực địa (đưa tàu chúng ta, dù tàu ta ít và nhỏ hơn, để đối chọi với tàu của họ vừa to, vừa nhiều, đồng thời kiên trì tuyên truyền đây là thềm lục địa, vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam), đấu tranh chính trị (trao đổi, giao thiệp với phía Trung Quốc bằng nhiều nhiều kênh mà không để xảy ra va chạm) và đấu tranh ngoại giao (gửi thư, gặp gỡ các nước ủng hộ Việt Nam trong vấn đề biển Đông).
“Ba giải pháp này chúng ta làm cùng một lúc. Những biện pháp của Việt Nam đều là biện pháp hòa bình, tránh xung đột nổ súng vì nổ súng là sẽ có chiến tranh. Việt Nam đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh rồi... Dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng sự đấu tranh đó của chúng ta vẫn chưa chấm dứt. Nghị quyết của Đảng cũng đã nêu vấn đề phải kiên trì, kiên quyết bảo vệ từng tấc đất chủ quyền biển đảo quê hương…" - bà Ngân cho biết.
Nữ chủ tịch QH cũng chia sẻ: "Tranh chấp giữa hai nhà với nhau nếu không ưa nhau thì có thể bán nhà đi chỗ khác ở được. Còn đây là quốc gia. Đất nước này là của chúng ta, chúng ta không đi đâu được, đời đời kiếp kiếp phải sống chung với “người hàng xóm” như vậy. Đất nước này là của chúng ta và chúng ta phải ở đây. Chúng ta phải chấp nhận ba anh láng giềng dù họ có đối xử tốt hay không. Nhân dân chúng ta không thể để chiến tranh từ đời này sang đời khác. Nhưng nếu ai đánh mình thì mình phải đánh lại, không cam chịu, không cúi đầu… Chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam muốn hòa bình để phát triển đất nước”.
Về vấn đề nợ công, bà Ngân cho rằng nợ công chưa vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, chỉ có nợ nước ngoài vượt 0,3%. Việc vay nợ nước ngoài của Việt Nam là nhằm đầu tư phát triển chứ không phải vì mục đích tiêu xài.
Mong chủ tịch QH nhắc đại biểu đừng ngủ gật
Một vấn đề “tế nhị” được cử tri Trương Công Bình nêu ra là đề nghị Chủ tịch QH nhắc các đại biểu đừng nói chuyện riêng và đừng ngủ gật tại kỳ họp. Vì hình ảnh đó không đẹp lắm trước cử tri đang theo dõi qua truyền hình trực tiếp.
Trả lời cử tri, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng có hiện tượng này và xin ghi nhận ý kiến cử tri để chấn chỉnh. Tuy nhiên, bà Ngân cũng mong cử tri thông cảm vì ĐBQH ra kỳ họp phải họp tám tiếng/ngày mà ngồi cả tháng hoặc hơn, tài liệu nếu in ra giấy thì chất đống từ 1 m trở lên nên rất áp lực, mệt mỏi…
'Không biết bao lâu nữa dân mình chết hết?'
Cử tri Trần Thị Hến (Khu vực 4, phường An Hòa) tỏ ra băn khoăn trước vấn nạn về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Bà cho rằng các ứng cử viên nếu trúng ĐBQH ngoài những mục tiêu đưa ra trong chương trình hành động thì cần quan tâm tới sức khỏe cộng đồng.
“Tôi nghe báo đài đưa tin một năm Việt Nam bổ sung khoảng 150.000 người bị mắc các loại bệnh ung thư thì không biết bao lâu nữa dân mình chết hết (?!) Giờ ăn cái gì, uống cái gì cũng thấy sợ. Tôi đã sáu mươi mấy tuổi mà nghe tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tôi cũng còn sợ chết” - bà Hến góp ý.
(PLO)- Việc chọn Ninh Kiều làm trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh mới tại TP Cần Thơ sẽ phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế lâu dài, bền vững.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (tỉnh, TP trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, TP); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, TP...
(PLO)- Đề xuất tăng gấp đôi khung hình phạt tiền với tội đua xe trái phép; Thông tin mới về vụ nữ tiếp viên xe buýt ‘tịch thu’ thẻ sinh viên; Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam đánh trẻ mầm non.
(PLO)- Trong ngày làm việc cuối cùng, Trung ương tiếp tục thảo luận về nhiều nội dung quan trọng liên quan sắp xếp bộ máy, phương hướng nhân sự Đại hội XIV.
(PLO)- Trong ngày làm việc thứ 2, Hội nghị Trung ương 11 tiếp tục thảo luận về chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và phương hướng công tác nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng.
(PLO)- Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc - ASEAN...
(PLO)- Tại Hội nghị lần này, Trung ương thảo luận, cho ý kiến đối với 15 nội dung tập trung vào hai nhóm vấn đề chính là sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIV của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
(PLO)- Đại tá Nguyễn Đức Huy, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an, Thư ký Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, cán bộ biệt phái tại Văn phòng Trung ương Đảng, làm Thư ký Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định trong bối cảnh hiện nay chúng ta phải bắt nhịp với sự vận động của thế giới, tìm ra con đường mang lại hòa bình, ổn định, thịnh vượng, phát triển và xây dựng vị thế cao hơn, vững chắc hơn cho đất nước trong kỷ nguyên mới.
(PLO)- Thường trực Ban Bí thư yêu cầu ở những đơn vị vừa được sắp xếp lại cần cập nhật thêm nhiệm vụ của đơn vị được sáp nhập, hợp nhất, trong đó có nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội XIV của Đảng.
(PLO)- Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ hy vọng trong chuyến thăm này, Nhà vua Bỉ và Hoàng hậu sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển mình, thay đổi và phát triển mạnh mẽ của đất nước Việt Nam, tạo động lực quan trọng cho giai đoạn phát triển tới của hai nước.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số... để tiếp tục hoàn thiện báo cáo phục vụ Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII theo đúng kế hoạch.
(PLO)- Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ sớm gửi thư chính thức mời lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Lào và Campuchia tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu các cơ quan triển khai có hiệu quả Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, bảo đảm các cơ quan tham mưu chiến lược phải đi đầu, gương mẫu trong chuyển đổi số.
(PLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trên chặng đường hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước, chúng ta cùng chung một khát vọng là xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam đủ sức tự tin và bản lĩnh sánh vai cùng bạn bè quốc tế, góp phần đưa đất nước vươn tới hùng cường và phát triển.
(PLO)- Theo Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phan Thăng An, đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được báo cáo Bộ Chính trị vào ngày mai (25-3), sau đó, tiếp thu ý kiến để hoàn thiện, trình Ban Chấp hành Trung ương.
(PLO)- Ban Tổ chức Trung ương được giao nhiệm vụ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, điều động cán bộ diện Trung ương quản lý trước khi sáp nhập tỉnh.
(PLO)- Theo công văn của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18, sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương cũng như các văn bản liên quan đến sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện.
(PLO)- Đảng ủy Chính phủ được giao hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp báo cáo Bộ Chính trị trước 25-3; hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Trung ương trước ngày 1-4.
(PLO)- Mỗi người, mỗi cán bộ phải luôn học tập suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân, bởi “bể học” mênh mông, không bao giờ cạn.