Lao vú dễ bị nhầm với bệnh gì?

Tất cả đều là bệnh nhân nữ, có độ tuổi 38-60. Bệnh nhân đến khám vì bị sưng đau một bên vú với thời gian kéo dài từ hai tuần đến bốn tháng, hai bệnh nhân có sốt kèm theo.

BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, BV quận Thủ Đức, cho biết bốn bệnh nhân đều có tiền căn bình thường, không có bệnh lý khác. Qua thăm khám, bốn bệnh nhân được chụp X-quang phổi với kết quả bình thường. Kiểm tra tại vú bằng siêu âm và nhũ ảnh có hai ca nghi ngờ ác tính. Qua khám trực tiếp, ba bệnh nhân có khối sưng đỏ tại vú, một bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhẹ khi sờ tại sang thương.

“Chẩn đoán lao vú qua sinh thiết trực tiếp tại khối u, cả bốn bệnh nhân đang được điều trị lao với tiến triển tốt” - BS Vũ nói.

Cũng theo BS Vũ, lao vú là bệnh lý rất ít gặp, được xếp vào nhóm lao ngoài phổi, với số ca được ghi nhận lẻ tẻ tại Việt Nam và thế giới. Nguyên nhân gây lao tại vú thì người ta không rõ, thông thường vi trùng lao thâm nhập vào cơ thể qua phổi hoặc qua đường tiêu hóa, sau đó theo đường máu hoặc bạch tuyết tới định cư và phát triển tại vú và gây lao vú.

BS Vũ cho biết thêm do đây là bệnh hiếm gặp và nhiều trường hợp khó chẩn đoán (hai bệnh nhân đến bệnh viện khác nhưng chưa chẩn đoán được), không có biểu hiện tại phổi (ho, sụt cân và chỉ hai bệnh nhân có sốt) và dễ lầm với bệnh lý ung thư.

“Vì thế, việc xác định bệnh đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và nhạy bén, cũng như kết hợp tốt với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm nhằm tránh các di chứng do can thiệp nhầm lẫn gây ra. Chẳng hạn cắt bỏ vú cho bệnh nhân hoặc nhầm lẫn với loại áp xe thông thường dẫn đến điều trị kéo dài, không hiệu quả, gây kháng thuốc” - BS Vũ khuyến cáo. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.