Mở cửa xe gây tai nạn, tước bằng lái đến 4 tháng

Mở cửa xe khi dừng là việc đơn giản nhưng nếu không chú ý quan sát trước sau sẽ gây hậu quả cho bản thân mình và người đi đường. Đã có rất nhiều tai nạn thương tâm do việc bất cẩn khi mở cửa xe của tài xế.

 Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.

Việc mở cửa khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải tuân thủ quy định về an toàn giao thông đường bộ. Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định: Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
Nếu vi phạm quy định nêu trên thì sẽ bị xử lý theo điểm g khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với mức phạt từ 300.000 đến 400.000 đồng. Ngoài ra, người thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước bằng lái xe từ hai đến bốn tháng.
Quay đầu kiểm tra phía sau để kiểm tra an toàn bằng mắt thường, kiểm tra thông qua gương chiếu hậu. Gương chiếu hậu trong xe và gương chiếu hậu ở hai bên sườn xe.
Sau khi quan sát đủ an toàn để mở rộng cửa xe thì nhanh chóng mở rộng cửa. Tay trái giữ tay nắm cửa, tay phải kéo mở khóa. Sau đó tay trái mở hé cánh cửa và quan sát kỹ lại sau đó đi ra khỏi xe.
Đa số những vụ tai nạn do mở cửa xe không đúng cách là do lái xe quá vội vàng hoặc chưa biết cách mở cửa ô tô sao cho an toàn, người lái xe vô tình hoặc không để ý dùng tay trái kéo khóa mở cửa khiến cửa xe bất ngờ bung ra khiến phương tiện lưu thông cùng chiều không kịp phản ứng lại gây những tai nạn đáng tiếc.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.