Mỗi trái cam nặng trung bình 100 g có chứa 87,6 g nước, 1.104 microgram carotene, 30 mg vitamin C, 10,9 g tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 0,3 g chất xơ, 4,5 mg natri, 20 mg photpho, 0,32 g sắt và giá trị năng lượng là 48 kcal.
Trái cam có nhiều hợp chất có khả năng chống ôxy hóa cao hơn gấp sáu lần so với vitamin C.
Khi bị cảm, hoặc sốt, nếu uống nước cam ép sẽ giúp cơ thể giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
Ăn cam cả múi, hoặc uống nước cam mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Đặc biệt, đây còn là cách giúp bạn có làn da mịn màng, tươi trẻ.
Cam kết hợp với mật ong sẽ tạo thành đồ uống vừa đẹp da, vừa có lợi với người bị phế quản, hen suyễn.
Vỏ cam còn có tác dụng tẩy da chết, giúp da mềm mại, căng bóng.
Dùng vỏ cam xay nhỏ, trộn với chút mật ong cùng sữa chua không đường thành một hỗn hợp rồi massage mặt bằng hỗn hợp đó trong 5-10 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Với những ai không may bị hôi miệng, vỏ cam cũng là phương thuốc cực kỳ hiệu quả. Chỉ cần rửa sạch trái cam, lấy vỏ và nhấm nháp là bạn đã có hơi thở thơm tho.
Để khắc phục chứng táo bón, uống nước cam mỗi buổi sáng cũng là cách cực kỳ hiệu quả. Lưu ý bạn không nên uống nước cam sau 18 giờ vì sẽ gây khó ngủ.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng ăn một trái cam mỗi ngày cũng sẽ giúp giảm 13% nguy cơ bị sỏi túi mật, nhất là ở phụ nữ.
Với những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp thì kali trong cam cũng có tác dụng làm giảm huyết áp, điều hòa tim mạch.
Tuy nhiên, điều cần nhớ là những người bị suy thận, tiểu đường thì việc sử dụng trái cam cần cẩn thận, không nên quá mức, sẽ có hại.