15 người chết và mất tích vì lũ

Ngày 4-11, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung-Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho biết lũ trên các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa đang xuống chậm và dao động ở mức cao. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Trong khi đó, tình trạng ngập lụt ở các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận và Đắk Lắk vẫn tiếp diễn. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định); Sông Cầu, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy Hòa (Phú Yên);  TP Phan Rang-Tháp Tràm, Ninh Hải, Ninh Phước (Ninh Thuận); huyện Mdrăk, Krông Bông, Eakar (Đăk Lắk).

Thủy điện sông Ba xả lũ. Ảnh: Tấn Lộc

Cùng với đó, cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa trên địa bàn các tỉnh trên, đặc biệt là các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Chi cục cũng cho biết thêm, các hồ thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn (Sông Bung 4, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2), trên lưu vực sông Ba (Hồ Sông Ba, Sông Hinh) tiếp tục xả lũ điều tiết theo quy trình vận hành liên hồ chứa theo Lệnh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, thủy điện An Khê-Ka Nak trên lưu vực sông Ba xả lũ điều tiết theo quy trình vận hành.

Đến 6 giờ ngày 4-11, có 6/20 hồ chứa thủy điện vừa và lớn trên khu vực đang vận hành xả lũ với lưu lượng xả phổ biến từ 100-500 m3/giây. Đặc biệt hồ thủy điện sông Ba có lưu lượng xả lớn (lúc 13 giờ ngày 3-11) gây ngập lụt lớn cho vùng hạ lưu. Hiện nay, lưu lượng xả hồ Sông Ba đã giảm chỉ còn 3.600 m3/giây (lúc 5 giờ ngày 4-11).

Tại Quảng Ngãi: Tuyến đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng: 18 tuyến (Sơn Tây: 10 tuyến; Ba Tơ: bốn tuyến; Đức Phổ: bốn tuyến). Chiều dài bị sạt lở, hư hỏng khoảng 7.705 m; số điểm bị sạt lở là 40 điểm.

Tại Bình Định: Hai cống trên đường ĐT 637 sạt lở; 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 5.810 m3; 17 điểm bị ngập, 18 cống tiêu và sáu cầu nhỏ bị hư hỏng. 1.450 nhà ngập nước; có 217 hộ bị ngập nước phải di dời, 230 hộ bị cô lập.

Tại Phú Yên: Các tuyến giao thông ở các vùng trũng thuộc lưu vực sông trong tỉnh bị ngập, tắc đường.

Tại Khánh Hòa: Xã Vĩnh Phương (TP Nha Trang) ngập cục bộ ở các thôn Tây, Trung, thôn Xuân Phú, Xuân Phong. Đường 23/10 đoạn từ Metro đến UBND xã Vĩnh Trung ngập trung bình 0,3 m.

Tại Kon Tum: Tỉnh lộ 676, 673 và các tuyến đường liên thôn, liên xã bị sạt lở nhiều điểm gây ách tắc giao thông.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh Quảng Bình-Ninh Thuận và Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk đã có năm người chết; 10 người mất tích; 17 người bị thương vì mưa lũ.

Đến nay đã có 33 nhà sập; 131 nhà bị hư hỏng; 29.860 nhà bị ngập.

Thiệt hại về nông nghiệp: Lúa bị ngập là 2.001 ha (Quảng Ngãi: 356 ha; Bình Định: 1.608 ha; Gia Lai: 35 ha); hoa màu bị ngập, hư hại là 498 ha Quảng Trị: 48 ha; Bình Định: 148 ha; Gia Lai: 302 ha); gia súc bị chết, cuốn trôi là 249 con (Quảng Bình: 2 con; Quảng Trị: 176 con; Quảng Ngãi: 6 con; Bình Định: 56 con; Khánh Hòa: 2 con; Kon Tum: 6 con; Gia Lai: 1 con); gia cầm bị chết, cuốn trôi là 9.570 con (Quảng Trị: 6.070 con; Bình Định: 3.500 con).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới