Theo đó có 3 tiêu chí: Cơ sở có vị trí không còn phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; thuộc danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm do cơ quan có thẩm quyền quy định; thuộc danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định.
Cơ sở được xác định thuộc các tiêu chí nêu trên nhưng hoạt động trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện hữu trên địa bàn tỉnh không thuộc diện di dời.
Danh mục các ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
1. Ngành hóa chất: sản xuất hóa chất cơ bản, sản xuất pin, ắc quy, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất làm lạnh, phèn, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn, sản xuất phân bón;
2. Ngành tái chế, mua bán chất phế thải: giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn;
3. Ngành tẩy, nhuộm, hồ, in trên các sản phẩm vải sợi, dệt, may, đan;
4. Ngành luyện cán cao su;
5. Ngành thuộc da;
6. Ngành xi mạ điện;
7. Ngành gia công cơ khí: rèn, đúc, cán kéo kim loại, dập, cắt, gò, hàn, sơn;
8. Ngành in, tráng bao bì kim loại;
9. Ngành sản xuất bột giấy;
10. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ, thủy tinh;
11. Ngành chế biến gỗ và mộc gia dụng (trừ điêu khắc gỗ);
12. Ngành chế biến thực phẩm tươi sống, nước chấm các loại, muối, dầu ăn;
13. Ngành sản xuất bánh mức kẹo, cồn, rượu, bia, nước giải khát (trừ nước uống tinh khiết);
14. Ngành sản xuất thuốc lá;
15. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy trình công nghiệp;
16. Ngành giết mổ gia súc, gia cầm;
17. Ngành chế biến than.
18. Ngành nghề chế biến thủy sản, bột cá, các phụ phẩm thủy sản.
19. Ngành nghề có sử dụng nồi hơi dùng nhiên liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: than, củi, Biomas, dầu FO, DO.
20. Ngành nghề buôn bán vật liệu xây dựng (bãi tập kết cát, đá).
21. Ngành nghề sản xuất nước đá.