3 trụ cột đào tạo, bồi dưỡng người làm báo

(PLO)- 3 trụ cột đào tạo, bồi dưỡng người làm báo đó là: Bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 27-10, tại tỉnh Tiền Giang, Hội Nhà báo Việt Nam (VN) tổ chức Hội nghị “Tổng kết sáu năm thực hiện Luật Báo chí 2016 gắn với 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN, quy tắc sử dụng mạng xã hội (MXH) của người làm báo VN”.

Luật Báo chí 2016 - hành lang pháp lý quan trọng

Phát biểu tại hội nghị, nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN, đánh giá từ khi thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN, báo chí đã có những bước phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô cũng như đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền.

p6-bai-chutrihoinghi-6915-9061.jpg
Đoàn chủ tịch Hội nghị báo chí tại Tiền Giang ngày 27-10. Ảnh: ĐÔNG HÀ

Với nhiều quy định mới tiến bộ, phù hợp với thực tiễn đời sống của báo chí, công tác báo chí… Luật Báo chí 2016 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho báo chí tiếp tục phát triển bền vững và là chỗ dựa của những người làm báo để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ xã hội và nhân dân.

“Đặc biệt, Luật Báo chí 2016 đã luật hóa việc xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, là cơ hội để nâng cao trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” - ông Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Hội Nhà báo VN, cùng với các thành tựu, hoạt động báo chí vẫn còn một số tồn tại, bất cập. Hiện tượng cơ quan báo chí không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, thông tin sai sự thật, thổi phồng, bóp méo sự thật có chiều hướng ngày càng tăng. Đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí với nhiều cách thức tinh vi, đối phó với các cơ quan chức năng. Hiện tượng nhà báo, hội viên khai thác, sử dụng MXH cho những mục đích phi nghề nghiệp, hành xử, phát ngôn thiếu chuẩn mực, vi phạm quy chuẩn đạo đức và thậm chí là vi phạm pháp luật.

hoinhbao1-8897-751.gif
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PV

Theo nhà báo Nguyễn Tri Thức, Trưởng ban Chuyên đề và chuyên san Tạp chí Cộng Sản, thời gian qua, bên cạnh những kết quả, thành tựu đáng ghi nhận, khích lệ… thì trong báo chí, báo giới cũng xuất hiện, tồn tại những hạn chế, yếu kém, những mặt trái đáng lên án. Đặc biệt trong đó là tình trạng “nhà báo hai mặt”.

Cần nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp khoa học nhằm quản lý báo chí và truyền thông trong môi trường truyền thông số một cách kịp thời và hiệu quả.

Xây dựng môi trường pháp lý cho nền báo chí, truyền thông kỷ nguyên số

Cũng tại hội nghị, nhiều ý kiến trao đổi, đánh giá thẳng thắn, trách nhiệm về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của Luật Báo chí 2016.

Theo nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, việc tăng cường đào tạo và bồi dưỡng người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng và năng lực chuyên môn cao là vấn đề đầu tiên và hết sức quan trọng. Từ đó, người làm báo mới sáng tạo nên những tác phẩm báo chí có sức lan tỏa trong đời sống xã hội.

“Công tác đào tạo, bồi dưỡng người làm báo cần ở trên ba cột trụ, đó là bản lĩnh chính trị; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là công nghệ thông minh phục vụ tác nghiệp, xuất bản; đạo đức nghề nghiệp” - ông Hiển nhấn mạnh.

hoinhabao2-3055-2813.gif
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp Luật TP HCM phát biểu tham luận tại hội nghị. Ảnh: PV

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hiển, hiện nay Luật Báo chí sửa đổi 2016 đã quy định các quy tắc hoạt động báo chí, Hội Nhà báo VN cũng có bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, ứng xử trên MXH... Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển xã hội thông tin, bên cạnh báo chí chính thống, trên MXH còn rất nhiều “dòng chảy” lạ, ngược, thậm chí là… đen!

Do đó, cần xây dựng môi trường pháp lý cho nền báo chí truyền thông kỷ nguyên số. Cần nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp khoa học nhằm tư vấn chính sách quản lý báo chí truyền thông trong môi trường truyền thông số một cách kịp thời và hiệu quả.

Phát biểu kết luận hội nghị, nhà báo Nguyễn Đức Lợi cho rằng những giải pháp nhằm sửa đổi, khắc phục các vấn đề còn tồn tại là đòi hỏi cấp thiết trong đời sống báo chí và người làm báo. Từ đó nhằm góp phần xây dựng một nền báo chí xanh, lành mạnh, tích cực, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân.•

Báo chí tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Trước đó, trong sáng 27-10, tại tỉnh Tiền Giang, Hội Nhà báo VN tổ chức Hội nghị “Báo chí với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong thời kỳ chuyển đổi số”.

Tại hội nghị, các đại biểu nêu nhiều ý kiến tập trung vào những kinh nghiệm thực tế của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, những khó khăn, thách thức đối với đội ngũ nhà báo trong phản bác quan điểm sai trái, đấu tranh chống các thế lực thù địch.

Nhà báo Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN, nhấn mạnh về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

“Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch không thể không nói tới vai trò đặc biệt của báo chí cách mạng. Xã hội càng phát triển thì báo chí càng có tiếng nói quan trọng trong việc định hướng thông tin đúng đắn hơn, hình thành dư luận xã hội thuyết phục hơn” - nhà báo Trần Trọng Dũng nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm