4 nút giao thông nào ở TP.HCM sẽ ưu tiên xây cầu vượt, hầm chui?

(PLO)- Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, bố trí kế hoạch vốn năm 2025 để thực hiện nghiên cứu xây dựng các nút giao thông trên địa bàn TP.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Các dự án được Sở GTVT TP đề xuất ưu tiên đầu tư bao gồm: nút giao thông ngã bảy Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Ngô Gia Tự (nối quận 3 và quận 10); nút giao ngã sáu Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh (nối quận 5 và quận 10); nút giao Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp); nút giao Quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 (quận Bình Tân).

Giao thông ùn ứ

Theo ghi nhận của PV PLO ngày 17-12, tại 4 nút giao thông kể trên đa phần các phương tiện đều lưu thông kiểu "mạnh ai nấy đi".

Đơn cử tại nút giao ngã bảy Lý Thái Tổ là điểm giao nhau của 4 tuyến đường lớn Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong (quận 3, quận 10), kết nối giao thông với các quận 1,3,5 nên có mật độ phương tiện lưu thông lớn.

nút giao thông
Nút giao ngã bảy Lý Thái Tổ.
nut-giao-thong-9.jpg
Các phương tiện lưu thông lộn xộn.
nut-giao-thong-8.jpg

Cách đó chừng 1km, nút giao ngã sáu Nguyễn Tri Phương là điểm giao nhau của các tuyến đường Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Tri Phương (quận 5, quận 10) cũng chật như nêm, các dòng xe lưu thông "bất quy tắc", xe nhỏ luồn lách giữa các xe lớn.

nut-giao-thong-2.jpg
Nút giao ngã sáu Nguyễn Tri Phương.
nut-giao-thong-3.jpg
Xe máy len lỏi giữa dòng xe lớn.
nut-giao-thong-6.jpg

Ngã sáu Nguyễn Tri Phương và ngã bảy Lý Thái Tổ là hai nút giao lớn nằm ở khu vực trung tâm, song phạm vi hai nút giao tương đối lớn dẫn đến tình trạng "mạnh ai nấy đi", các phương tiện thường xuyên đối đầu nhau dẫn đến ùn ứ nhiều năm qua.

nut-giao-thong-14.jpg
Giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị.
nut-giao-thong-12.jpg
Ùn ứ trên đường Phan Văn Trị.

Tại cửa ngõ phía Bắc, giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) cũng là một trong những điểm đen ùn tắc giao thông, ám ảnh người dân mỗi khung giờ cao điểm.

nut-giao-thong-20.jpg
Nút giao Quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18.
nut-giao-thong-22.jpg
Các dòng xe thường xuyên xung đột.
nut-giao-thong-18.jpg
nut-giao-thong-16.jpg

Tại cửa ngõ phía Tây, nút giao Quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18 (quận Bình Tân) cũng có chiều hướng ùn ứ gia tăng, khu vực này có nhiều xe container vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc về trung tâm TP và ngược lại.

nut-giao-thong-21.jpg
Bãi giữ xe cạnh nút giao gây cản trở giao thông.
nut-giao-thong-25.jpg

Trao đổi với PV PLO ngày 17-12, TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định việc đầu tư xây dựng cầu vượt tại các nút giao ở TP.HCM hiện nay là việc cần thiết để giảm ùn ứ giao thông. Tuy nhiên về mức độ giảm, tỉ lệ giảm thì khó định lượng được bởi nó phụ thuộc vào 3 yếu tố.

Thời gian qua, nghịch lý TP.HCM càng chống ùn tắc thì càng ùn tắc bởi lẽ TP không thể mở rộng đường hiện hữu, không thể làm thêm đường mới vì quỹ đất ở nội đô không còn. Bên cạnh đó là vấn đề tăng dân số và người dân nhập cư. Cuối cùng là số lượng phương tiện như xe máy, xe hơi cũng tăng theo thời gian. Như vậy, nếu TP không xây cầu vượt thì ùn tắc sẽ gay gắt hơn hiện nay.

Nói tóm lại, việc xây cầu vượt sẽ giảm ùn tắc cho khu vực đó, bởi khi có cầu vượt thì các phương tiện đi thẳng sẽ lưu thông lên cầu, "chia lửa" cho khu vực bên dưới. Nếu trước đây kẹt xe 20 phút thì xây xong cầu sẽ giảm xuống còn 10 phút, ông Nguyên ví dụ.

"Việc xây cầu vượt không phá vỡ cảnh quan đô thị mà còn tô điểm cho cảnh quan đô thị hiện đại hơn. Bên cạnh việc xây cầu vượt 1 tầng, đã đến lúc TP nên nghiên cứu thêm các phương án làm cầu vượt 2 tầng. Những đường nét của đô thị hiện đại sẽ được xây dựng nên bằng chính những câu cầu vượt hiện đại" - ông Nguyên nhấn mạnh.

Đề xuất ưu tiên bố trí vốn

Tại cuộc họp hồi tháng 11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã chỉ đạo giao Sở GTVT khẩn trương phối hợp với các Sở ngành, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu các giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông tại vòng xoay, nút giao thông phức tạp trên địa bàn TP.

nut-giao-thong-7.jpg
Nút giao ngã 7 Lý Thái Tổ sẽ được xây dựng nút giao khác mức với cầu vượt.
nut-giao-thong-1.jpg
Tương tự, nút giao ngã 6 Nguyễn Tri Phương cũng sẽ xây cầu vượt.

Để sớm thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án xây dựng các nút giao thông trên địa bàn TP trong năm 2025, Sở GTVT đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư quan tâm, sớm tham mưu UBND TP bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2025 và ban hành quyết định giao nhiệm vụ lập đề xuất chủ trương đầu tư các dự án.

Trong đó, Sở GTVT lưu ý Sở KHĐT ưu tiên các dự án xây dựng nút giao: xây dựng nút giao ngã 7 Điện Biên Phủ - Ngô Gia Tự - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong; xây dựng nút giao ngã 6 Nguyễn Tri Phương - Ngô Gia Tự - Nguyễn Chí Thanh; xây dựng nút giao thông Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị; xây dựng nút giao thông Quốc lộ 1 - đường số 7 - đường số 18.

Tổng mức đầu tư dự kiến cho 4 nút giao khoảng 1.600 tỷ đồng (mỗi dự án là 400 tỷ đồng).

nut-giao-thong-15.jpg
Nút giao Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị sẽ xây dựng cầu vượt.
nut-giao-thong-23.jpg
Nút giao Quốc lộ 1 - Đường số 7 - Đường số 18 sẽ được xây dựng cầu vượt hoặc hầm chui.
nut-giao-thong-26.jpg
Phương án này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc về trung tâm TP.

Trao đổi với PV PLO, Đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết các nút giao mà Sở GTVT TP xin bố trí vốn đầu tư trong giai đoạn tới đều là các nút giao thông có mật độ phương tiện giao thông lớn, thường xuyên ùn ứ. Hiện Sở GTVT xin bố trí vốn, sau đó nghiên cứu phương án đầu tư. Dự kiến, TP sẽ đầu tư theo hình thức cầu vượt thép để thi công nhanh, đáp ứng nhu cầu đi lại tức thì. Đồng thời khu vực nội đô cũng ít xe tải nặng nên việc đầu tư này là cấp thiết. Dự kiến nếu được thông qua sẽ đầu tư trong giai đoạn 2026-2030.

Theo đó, nút giao ngã 7 Lý Thái Tổ và ngã 6 Nguyễn Tri Phương sẽ được xây dựng nút giao khác mức với cầu vượt gồm các nhánh băng qua nút giao, giúp giảm giao cắt như hiện nay.

Còn nút giao Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị cũng sẽ xây dựng cầu vượt với chiều dài 500m, rộng 2 - 4 làn, cho xe lưu thông hai chiều theo hướng Nguyễn Oanh.

Nút giao Quốc lộ 1 - Đường số 7 - Đường số 18 sẽ được xây dựng nút giao khác mức (cầu vượt/hầm chui với chiều dài 400m, rộng 2 - 4 làn), lưu thông hai chiều theo hướng đường số 7 - đường số 18.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm