6 cách vượt qua ám ảnh bị lạm dụng tình dục

Nạn nhân bị lạm dụng tình dục chịu rất nhiều chấn thương tinh thần, ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng đến đời sống, tình yêu, gia đình. Tuy nhiên, phần đông trong số họ chỉ có thể im lặng che giấu nó, không thể bộc bạch với ai. Rất ít người trong số họ mạnh mẽ vượt qua mặc cảm để có thể chia sẻ chuyện này với bác sĩ tâm lý, với gia đình và bạn bè để tìm sự hỗ trợ.

Việc bị tấn công, lạm dụng tình dục có thể khiến một người mất đi hoàn toàn hứng thú yêu đương, thậm chí sợ hãi việc phải gần gũi với người yêu, bạn đời. Theo bác sĩ chuyên khoa tình dục Vanessa Marin (Anh), người đã làm việc với rất nhiều nạn nhân bị tấn công tình dục, lời khuyên cho những người phải trải qua khủng hoảng trên là sáu điều họ nên ghi nhớ để có một tương lai tình cảm tốt đẹp hơn:



1. Biết rằng mình không đơn độc

Như đã nói trên, con số nạn nhân bị lạm dụng thực sự không nhỏ. Do đó, sẽ có rất nhiều người đồng cảm với bạn.

Sau khi xảy ra chuyện đó, nếu bước vào tuổi yêu đương, thực sự là bạn không thể tránh khỏi cảm giác ngại ngùng, mặc cảm, lo lắng nhưng đó là cảm giác an toàn trong một bối cảnh khác. Bạn nên cố gắng vượt qua cảm giác cũ dày vò bấy lâu bằng cách không bao giờ được nghĩ rằng chuyện đã xảy ra tất cả đều là lỗi do bạn. 

2. Đối xử dịu dàng với bản thân

Rất nhiều nạn nhân từng bị lạm dụng có suy nghĩ rằng mình "đã hư hỏng", "đã vấy bẩn", không còn giá trị. Điều xót xa là không chỉ phải trải qua đau đớn vì bị tấn công, lạm dụng, họ còn phải đối mặt với cảm giác suy sụp về bản thân mình và cảm giác này càng tồi tệ hơn khi họ yêu.

Ngay cả khi đã vượt được qua giai đoạn yêu đương, trong cuộc sống vợ chồng chuyện gần gũi thể xác với họ thực sự rất khó khăn. Nhưng điều quan trọng nhất bạn nên ghi nhớ là hãy dịu dàng với chính mình. Hãy tự nhủ rằng bạn vẫn là bạn, chẳng kẻ nào có thể phá hoại cuộc sống của bạn vào lúc này. Mọi chuyện đã qua hãy để nó trôi qua.

3. Những gì bạn muốn chia sẻ với bạn đời tương lai

Sau khi bị tấn công, đời sống yêu đương cũng như tâm lý của bạn sẽ gặp khó khăn, những hoạt động gần gũi có thể khơi gợi lại các ký ức tồi tệ. Do đó, trò chuyện, bộc bạch cùng bạn đời có thể rất có ích cho cả hai. Chuyện này rất khó khăn với nhiều người nhưng cố gắng vượt qua là bạn sẽ làm được thôi.

4. Nói trước khi gần gũi

Điều này rất quan trọng. Hãy chia sẻ với bạn đời những hành động khiến bạn sợ hãi do ký ức cũ bị khơi gợi để người ấy giúp bạn tránh nó trong lúc hai người gần gũi.

5. Không nên cảm thấy hổ thẹn

Nên tránh nói với người ấy rằng bạn thổ lộ việc này vì cảm thấy mình "đã hư hỏng". Bạn nói điều này là để hướng họ trở thành người bạn đời tốt hơn, có khả năng hỗ trợ, ủng hộ bạn, cho bạn cảm giác an toàn.

Thông qua câu chuyện này, nếu bạn đời vẫn trân trọng bạn, chia sẻ với bạn thì họ xứng đáng là người đi tiếp quãng đường dài với bạn đến hết cuộc đời.

6. Trao đổi chậm rãi

Cuộc trò chuyện của hai người về chủ đề này không thể chỉ là buổi nói chuyện một lần cho xong. Bạn nên giữ bình tĩnh, nói chuyện chậm rãi và quan sát thật kỹ người ấy. Yêu đương là chuyện không dễ dàng đối với bất cứ ai, đặc biệt là người có quá khứ bị lạm dụng. Cả hai người đều cần có sự kiên nhẫn, cảm thông và lắng nghe nhau, vì đây có thể là con đường rất dài mà muốn vượt qua cần có sự cố gắng của cả hai.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới