Người có chế độ ăn hầu hết là chất béo và chất béo bão hòa có nguy cơ cao hơn 14% bị ung thư phổi. Nếu hút thuốc lá, nguy cơ của những người này sẽ cao hơn 15%. Trong khi đó, theo các nhà khoa học tại ĐH Y Vanderbilt ở Nashville, Tennessee, Mỹ, tăng ăn chất béo không bão hòa và giảm chất béo bão hòa, đặc biệt với người hút thuốc và mới bỏ thuốc sẽ không chỉ giảm nguy cơ bệnh tim mạch mà còn cả ung thư phổi.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến khích chế độ ăn dùng dầu thực vật chứa chất béo không bão hòa, ăn nhiều hạt, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, cá và gia cầm. Giảm ăn các loại thịt đỏ, đường, muối… Chế độ ăn này cũng tương tự chế độ ăn tránh tiểu đường, đột quỵ, phòng ngừa ung thư.
Một cuộc nghiên cứu trên hơn 1,4 triệu người, bao gồm 18.822 bệnh nhân ung thư trong chín năm đã được thực hiện. Những người này được thia thành năm nhóm theo mức tiêu thụ chất béo và chất béo bão hòa. Kết quả là người ăn nhiều chất béo không bão hòa nhất giảm 8% nguy cơ ung thư phổi so với người ăn ít nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu này có hạn chế là không thể theo dõi sự thay đổi trong chế độ ăn trong thời gian dài, cũng chưa tính đến đường và chất béo chuyển hóa.
Các nghiên cứu trước cũng phát hiện rằng ăn nhiều dầu không bão hòa có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Ngoài ra, thói quen ăn uống xấu cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.