Gạo trắng có làm tăng lượng đường trong máu?

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính một người Việt tiêu thụ 96,6 kg gạo/năm. Trong đó, gạo trắng được sử dụng nhiều hơn các loại gạo khác như gạo lứt, bởi thời hạn sử dụng lâu hơn, dễ bảo quản và sản xuất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng gạo trắng lại ít dinh dưỡng và có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt.

Tờ Insider cho biết, không giống như gạo trắng, gạo lứt là một loại gạo nguyên hạt chứa đầy đủ lớp cám và lớp mầm cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho người sử dụng. Trong khi đó, gạo trắng không chứa tất cả các chất dinh dưỡng do chúng trải qua quá trình xay xát và đánh bóng trước khi ra thị trường. Quá trình này làm lớp cám và các chất dinh dưỡng thiết yếu bị loại bỏ đi một phần nào đó.

Nhà nghiên cứu Elizabeth Ryan, Đại học Colorado, chỉ ra lớp mầm và cám trong gạo lứt thực sự chứa nhiều lợi ích ngắn ngừa bệnh tật và cung cấp dinh dưỡng cho người sử dụng. Đơn cử ăn gạo lứt có thể giúp cơ thể chống lại ung thư đại thực tràng, chúng chứa các hợp chất phytochemical có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Bên cạnh đó, gạo lứt chứa hàm lượng protein và chất xơ phong phú giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Còn gạo trắng lại chứa lượng carbohydrate cao, đây cũng là nguyên nhân khiến sử dụng việc sử dụng gạo trắng nhiều có nguy cơ làm tăng lượng đường huyết cao hơn gạo lứt.

gao-trang-lam-tang-duong-huyet

Nghiên cứu chỉ ra gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt. Ảnh: Hà Phương

Điều này đã được một nhóm nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) chỉ ra, thậm chí họ chỉ ra ăn gạo trắng có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn nhiều so với đồ uống có ga.

Nhóm nghiên cứu này đã phân tích dữ liệu từ bốn nghiên cứu lớn, liên quan đến 350.000 người trong 20 năm, theo tờ Straistimes. Kết quả cho thấy, ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường của người châu Á cao hơn ở người châu Âu.

Ông Zee Yoong Kang, Giám đốc điều hành của Hội đồng Xúc tiến Y tế Singapore, cho biết béo phì và đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây tiểu đường ở phương tây. Tuy nhiên gạo trắng lại là nguyên nhân khiến người châu Á dễ dàng mắc căn bệnh này, nguyên nhân là do phần lớn người châu Á ăn cơm và mì, những loại thực phẩm chứa đường và lượng carbs cao.

Theo ông Zee, tinh bột trong gạo trắng có thể làm quá tải lượng đường trong máu ở các cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Thông thường tuyến tụy sản xuất insulin để cung cấp đường cho các cơ bắp. Nhưng khi chúng ta ăn gạo trắng, đường được hấp thụ vào máu nhanh chóng, khiến tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, việc sản xuất insulin và hấp thụ đường sẽ giảm hiệu quả. Lượng đường tồn đọng trong máu sẽ gây hại cho thận, dẫn tới bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên nhà nghiên cứu Elizabeth Ryan lại nhấn mạnh rằng: "Điều này không có nghĩa là gạo trắng hoàn toàn xấu cho người sử dụng, dù trên thực tế chúng ít dinh dưỡng".

Ông Zee cũng bày tỏ, các nghiên cứu trên không nhằm mục đích khuyên người tiêu dùng ngưng ăn gạo trắng, mà cần chọn chế độ ăn lành mạnh hơn. Vị này đề xuất, để giảm nguy cơ tăng đường huyết khi ăn cơm, người dân có thể thử thay thế 20% loại gạo trắng họ ăn bằng gạo lứt. Điều này giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 16%.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.