Án tuyên giao con nhưng ai giao không rõ

Chị T. và anh P. ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa) kết hôn và cómột con chung là cháu A. (sinh tháng 3-2014). Do mâu thuẫn trầm trọng, không thểhàn gắn được nên chị T. đưa đơn ra tòa yêu cầu ly hôn.

Từ chối vì tòa không nói rõ ai phải THA

Xửsơ thẩm hồi tháng 9-2015, TAND TP Cam Ranh cho chịT. được ly hôn vàgiao cho chị quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu A. Anh P. phải có nghĩa vụcấp dưỡng nuôi con cho đến khi cháu A. đủ 18 tuổi.

Anh P. kháng cáo xin được nuôi con. Cuối năm 2015, TAND tỉnh Khánh Hòa xửphúc thẩm đã bác kháng cáo của anh P., giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Thế nhưng theo chị T., từ trước khi xử sơ thẩm, anh P. đãgiữrịt cháu A. và không cho chị đến thăm nom. Sau khi có bản án phúc thẩm, anh P. cũng kiên quyết không giao cháu A. cho chị T. Vì thếđầu năm 2016, chị T. làm đơn gửi Chi cục Thi hành án (THADS) TP Cam Ranh yêu cầu cơ quan THA buộc anh P. giao cháu A. cho chịnuôi dưỡng, chăm sóc.

Ngày 15-1, Chi cục THA TP Cam Ranh cóvăn bản trả lời từ chối yêu cầu của chị T. với lý do: Bản án phúc thẩm chỉtuyên giao cho chịT. nuôi

 dưỡng, chăm sóc cháu A. chứ không tuyên buộc anh P. phải giao con. Do bản án không xác định cụ thể người phải THA và nghĩa vụ phải thi hành nên căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 62/2015 (hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS), Chi cục THA từ chối THA. Sau đó, chị T. đã khiếu nại đến Cục THA tỉnh Khánh Hòa.

Cơ quan THA nói tòa phải giải thích

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Anh (Phó Cục trưởng Cục THA tỉnh Khánh Hòa) cho biết ngay sau khi nhận được đơn của chịT. vàcông văn xin ý kiến của Chi cục THA TP Cam Ranh, ngày 9-3, Cục THA tỉnh Khánh Hòa đã có công văn gửi Tổng cục THADS (Bộ Tư pháp) xin hướng dẫn nghiệp vụ.

Nửa tháng sau, Tổng cục THA có công văn phúc đáp, hướng dẫn nghiệp vụcho Cục THA tỉnh Khánh Hòa. Theo văn bản này, việc từchối yêu cầu THA được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật THADS vàkhoản 4 Điều 7 Nghịđịnh 62/2015. Theo đó, trong trường hợp bản án, quyết định của tòa không xác định rõ những người phải THA vàkhoản phải THA thì cơ quan THA hướng dẫn đương sự yêu cầu tòa án giải thích bản án.

Thực hiện hướng dẫn trên, ngày 21-4 vừa qua, Cục THA tỉnh đã gửi công văn cho Chi cục THA TP Cam Ranh đểthống nhất thực hiện như trên. Vì thế, đến nay yêu cầu của chịT. vẫn chưa được giải quyết.

“Tòa tuyên cụ thể mới khó thi hành”

Đó làgiải thích của ông Nguyễn Văn Phước (Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa) với chúng tôi về bản án tòa tuyên.

Theo ông Phước, đối với việc giải quyết nuôi con chung trong các vụán hôn nhân gia đình, pháp luật quy định nghĩa vụnuôi con thuộc về cha, mẹ đẻ. Do đó, khi tòa tuyên giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng thì mặc nhiên hiểu người có nghĩa vụphải THA làbên còn lại. Việc bên này đang giao con cho ai quản lý, chăm sóc chỉlàthỏa thuận riêng giữa các bên, không làm thay đổi nghĩa vụnuôi con của cha, mẹ.

Ông Phước lý giải thêm: Một đứa trẻ không thểdo ba người sinh ra

 nên đối tượng phải THA ở đây chỉcó thểlàngười cha hoặc người mẹ. Khi tòa tuyên giao quyền cho chịT. chăm sóc, nuôi dưỡng thì có nghĩa làngười đang giữ cháu bé (anh P.) phải có nghĩa vụTHA bằng cách giao cháu A. cho chịT.

“Giả sử tòa tuyên cụthểlàbuộc anh P. phải giao con cho chịT. thì lúc này mới khó THA bởi anh ta có thểsẽ chuyển giao quyền quản lý đứa trẻ cho người khác, lúc đó coi như bản án không thi hành được. Nhưng khi tòa tuyên giao quyền nuôi dưỡng cho chịT. thì dù cháu bé hôm nay có ở với anh P., mai ở với bànội, mốt ở với ông chú, ông cậu nào đó… thì những người đang quản lý cháu bé đều phải có chung một nghĩa vụgiao trả cháu bé cho chịT.” - ông Phước nói.

Theo ông Phước, quy định tại điểm a khoản 5 Điều 31 Luật THADS và hướng dẫn tại Nghị định 62/2015 chỉ nói nguyên tắc chung, không nên áp dụng cho mọi trường hợp, đặc biệt làtrường hợp này.

TS Nguyễn Văn Tiến (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) cho rằng cách giải thích nói trên của chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa làhợp tình, hợp lý. Theo TS Tiến, cơ quan THA nên thụlý yêu cầu của chịT. vàtìm cách vận động anh P. tự nguyện thi hành. Nếu anh P. cố tình không giao cháu A. thì cơ quan THA có thểáp dụng Điều 120 Luật THADS đểcưỡng chếtheo bản án, quyết định của tòa. “Ở đây đối tượng THA làcon người chứ không phải đồ vật nên đòi hỏi tòa phải tuyên cụthểnhư trong án dân sự đôi khi làmáy móc. Vàhơn ai hết, tôi nghĩanh P. nên vì lợi ích chung của đứa con dứt ruột đẻ ra, tránh mọi sự giành giật, cù cưa, gây đau khổ cho những người liên quan vàảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý cháu bé sau này” - TS Tiến nói.

Nên vận động, thuyết phục

Về nguyên tắc, việc từ chối của Chi cục THA TP Cam Ranh và hướng dẫn của Tổng cục THADS là đúng nhưng lại không phù hợp đối với vụ việc này. Lĩnh vực THA liên quan đến hôn nhân gia đình là lĩnh vực khá nhạy cảm, cần sự vận động, thuyết phục có trách nhiệm của chấp hành viên để bên phải thi hành thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy đôi khi đòi hỏi tòa án giải thích bản án một cách chi tiết, cụ thể như khi thi hành các bản án dân sự khác là không cần thiết.

Một chấp hành viên Cục THADS TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm