Góp phần hạn chế, ngăn ngừa trẻ phạm pháp Việc ra đời của Tòa Gia đình và người chưa thành niên là dấu ấn quan trọng và là một trong những thành công của tiến trình cải cách tư pháp... Thực tiễn xét xử vụ việc liên quan đến quan hệ hôn nhân, người chưa thành niên có đặc thù riêng, xuất phát từ quan hệ hôn nhân, huyết thống… Khi giải quyết các vụ việc trên, bên cạnh tuân thủ pháp luật, thẩm phán cần chú ý yếu tố tâm lý, tình cảm, đạo đức. Việc giải quyết các vấn đề gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên. Bởi vậy, nếu giải quyết tốt các vấn đề thuộc quan hệ gia đình sẽ góp phần hạn chế, ngăn ngừa trẻ em phạm pháp, tạo môi trường lành mạnh để trẻ phát triển... Ông TRƯƠNG HÒA BÌNH, Chánh án TAND Tối cao |
Một số hình ảnh Tòa Gia đình:
Trụ sở Tòa Gia đình và người chưa thành niên được bố trí tại 26 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, không chung với trụ sở tòa án.
Phòng xử án hình sự đối với các bị cáo chưa đủ 18 tuổi không có vành móng ngựa. Đại diện VKS ngồi ngang hàng với bàn của luật sư. Phòng xử còn có camera, máy lạnh.
Phòng xử án hôn nhân, HĐXX ngồi đối diện với đương sự, hai bên còn lại là đại diện VKS và luật sư tham gia phiên tòa.
Phòng hòa giải có bộ ghế salon, nước uống và tủ sách luật dành cho các đương sự có nhu cầu tìm hiểu.
Từ trong phòng hòa giải nhìn ra, đương sự có thể ra ban công đứng hóng gió cho bớt căng thẳng.
Phòng tư vấn, phòng y tế nhiệm vụ tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình, đưa ra những lời khuyên về cách cư xử giữa vợ chồng sau khi ly hôn hay quan tâm đến tâm lý trẻ nhỏ sau biến cố...
Phòng trẻ em là nơi quan sát, đánh giá về tâm lý của trẻ trong những vụ án ly hôn có tranh chấp nuôi con. Phòng có camera để các chuyên gia tư vấn, thẩm phán có thể theo dõi tâm lý, tâm trạng của các em để quyết định giao con cho ai nuôi sẽ tốt nhất. Phòng được trang trí hài hòa, tạo cảm giác ấm cúng.