Ảnh: Đê bảo vệ 29.000 dân ở Thanh Hóa bị sụt lún nghiêm trọng giữa mùa mưa lũ

Ảnh: Đê bảo vệ 29.000 dân ở Thanh Hóa bị sụt lún nghiêm trọng giữa mùa mưa lũ

(PLO)- Đê tả sông Mã đoạn qua xã Hoàng Đại bị sụt lún kéo dài gần 1 km, có điểm sụt lún sâu nhất tới 1,3m.

Đê tả sông Mã đoạn qua xã Hoằng Đại (TP Thanh Hóa) có vai trò trực tiếp bảo vệ tính mạng, tài sản trực tiếp cho 5 xã vùng tả ngạn sông Mã với 29.000 dân bị sụt lún nghiêm trọng giữa mùa mưa lũ đang có diễn biến phức tạp.

Đê tả sông Mã đoạn qua xã Hoàng Đại (TP Thanh Hóa) bị sụt lún kéo dài gần 1 km.
Đê tả sông Mã đoạn qua xã Hoàng Đại (TP Thanh Hóa) bị sụt lún kéo dài gần 1 km.
Bằng mắt thường cũng có thể thấy cột mốc sụt xuống với mặt đê khoảng gần 30 cm.

Bằng mắt thường cũng có thể thấy cột mốc sụt xuống với mặt đê khoảng gần 30 cm.

Có điểm sụt lún sâu nhất tới 1,3m và có 2 vị trí sụt lún nghiêm trọng kéo dài khoảng 80m.

Có điểm sụt lún sâu nhất tới 1,3m và có 2 vị trí sụt lún nghiêm trọng kéo dài khoảng 80m.

Phía dưới mặt đê xuất hiện nhiều điểm nứt toác.

Phía dưới mặt đê xuất hiện nhiều điểm nứt toác.

Cột mốc trên thân đê rớt xuống dưới sau sự cố sụt lún.
Cột mốc trên thân đê rớt xuống dưới sau sự cố sụt lún.
Ngay sau khi xảy ra sự cố sụt lún, UBND TP Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn bước đầu cho tuyến đê và người dân.

Ngay sau khi xảy ra sự cố sụt lún, UBND TP Thanh Hóa đã triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn bước đầu cho tuyến đê và người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Lê Đức Giang giao Sở NN-PTNT đánh giá cụ thể hiện trạng sụt lún, có phương án xử lý khẩn cấp công trình gia cố mái đê.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Lê Đức Giang giao Sở NN-PTNT đánh giá cụ thể hiện trạng sụt lún, có phương án xử lý khẩn cấp công trình gia cố mái đê.

Việc gia cố đê khẩn cấp nhằm đảm bảo ổn định, an toàn lâu dài cho công trình.

Việc gia cố đê khẩn cấp nhằm đảm bảo ổn định, an toàn lâu dài cho công trình.

Đoạn đê sụt lún nhìn từ trên cao và tuyến đê trọng yếu bảo vệ cho khoảng 29.000 người dân thuộc 5 xã vùng tả ngạn sông Mã.

Đoạn đê sụt lún nhìn từ trên cao và tuyến đê trọng yếu bảo vệ cho khoảng 29.000 người dân thuộc 5 xã vùng tả ngạn sông Mã.

Ông Lê Đức Giang cũng yêu cầu UBND TP Thanh Hóa tiếp tục cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Ông Lê Đức Giang cũng yêu cầu UBND TP Thanh Hóa tiếp tục cắt cử lực lượng canh đê 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo nguy hiểm.

Hiện UBND thành phố Thanh Hóa huy động lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục kịp thời sự cố, thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, đảm bảo an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa lũ.

Hiện UBND thành phố Thanh Hóa huy động lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục kịp thời sự cố, thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, đảm bảo an toàn cho tuyến đê trong mùa mưa lũ.

Mặt cắt vị trí đê xảy ra sự cố có mặt đê rộng 6m, được cứng hóa bê tông năm 2018 với cao trình đỉnh đê là +5.90, trong khi mực nước lũ năm 2007 là 4,98m.

Mặt cắt vị trí đê xảy ra sự cố có mặt đê rộng 6m, được cứng hóa bê tông năm 2018 với cao trình đỉnh đê là +5.90, trong khi mực nước lũ năm 2007 là 4,98m.

Đọc thêm