Ngày 26-11, Phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren, cho biết: " Chúng tôi thực hiện đợt huấn luyện được lên kế hoạch từ lâu trong khu vực thuộc quần đảo Senkaku, bao gồm 2 máy bay bay khứ hồi từ đảo Guam. Chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo các thủ tục thông thường, không thông báo trước kế hoạch bay, hoặc gửi thông tin bằng radio hay đăng ký tần số trước...”.
Theo ông Warren, 2 máy bay này đã hiện diện tại vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập trong vòng "chưa đầy một giờ đồng hồ" và "không gặp sự cố nào". Ông Warren còn cho biết phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì.
Theo ông Warren, 2 máy bay này đã hiện diện tại vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông mà Trung Quốc mới thiết lập trong vòng "chưa đầy một giờ đồng hồ" và "không gặp sự cố nào". Ông Warren còn cho biết phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì.
Máy bay B-52 của Mỹ. Ảnh minh họa: drublair.com
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng giấu tên của Mỹ tiết lộ 2 máy bay trên là máy bay ném bom B-52.
Đưa tin ngày 26-11, tờ Wall Street Journal gọi đây là "động thái thách thức trực tiếp Trung Quốc". Theo tờ báo, 2 máy bay B-52 "đã bay vào ADIZ của Trung Quốc vào khoảng 19 giờ ngày 25-11 theo giờ Washington".
2 chiếc máy bay ném bom này dường như đã chuyển đi thông điệp Mỹ không hề che dấu ý định cho Trung Quốc thấy nước này không đủ sức, thậm chí là không sẵn lòng, để bảo vệ ADIZ.
Ông Dean Cheng, nhà phân tích của Quỹ Heritage, nhận định Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tự xuống thang và bỏ mặc khu vực trên. “Người Trung Quốc có thể không ngờ là Mỹ lại phản ứng mạnh sớm như thế. Cách Mỹ dằn mặt gửi đi một thách thức rõ ràng: “Nhìn đi, chúng tôi hoàn toàn nghiêm túc khi nói rằng chúng tôi là đồng minh của Nhật Bản. Và đừng có làm loạn lên”.
Việc phái B-52 bay tập cũng mang ý đồ riêng. Có mặt trong không quân Mỹ đã hơn nửa thế kỷ, B-52 chậm chạp và dễ phát hiện hơn hẳn các loại chiến đấu cơ tàng hình đời mới.
Trong khi đó, 2 hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là Japan Airlines và All Nippon Airways đã nghe lời chính phủ dừng thông báo kế hoạch bay cho Trung Quốc vào ngày 27-11.
Vụ việc nóng bỏng này chắc chắn sẽ tăng nhiệt cho chuyến thăm khu vực của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Biden dự kiến thăm Nhật đầu tuần tới, tiếp đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong ngày 26-11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản đàm phán để chấm dứt những tranh cãi chủ quyền.
2 chiếc máy bay ném bom này dường như đã chuyển đi thông điệp Mỹ không hề che dấu ý định cho Trung Quốc thấy nước này không đủ sức, thậm chí là không sẵn lòng, để bảo vệ ADIZ.
Ông Dean Cheng, nhà phân tích của Quỹ Heritage, nhận định Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tự xuống thang và bỏ mặc khu vực trên. “Người Trung Quốc có thể không ngờ là Mỹ lại phản ứng mạnh sớm như thế. Cách Mỹ dằn mặt gửi đi một thách thức rõ ràng: “Nhìn đi, chúng tôi hoàn toàn nghiêm túc khi nói rằng chúng tôi là đồng minh của Nhật Bản. Và đừng có làm loạn lên”.
Việc phái B-52 bay tập cũng mang ý đồ riêng. Có mặt trong không quân Mỹ đã hơn nửa thế kỷ, B-52 chậm chạp và dễ phát hiện hơn hẳn các loại chiến đấu cơ tàng hình đời mới.
Trong khi đó, 2 hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản là Japan Airlines và All Nippon Airways đã nghe lời chính phủ dừng thông báo kế hoạch bay cho Trung Quốc vào ngày 27-11.
Vụ việc nóng bỏng này chắc chắn sẽ tăng nhiệt cho chuyến thăm khu vực của Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Biden dự kiến thăm Nhật đầu tuần tới, tiếp đó là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong ngày 26-11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản đàm phán để chấm dứt những tranh cãi chủ quyền.
Theo Hải Ngọc (NLĐO / Reuters, Wall Street Journal)