Trên tờ The sun đăng tải một nghiên cứu cho thấy thớt là loại vật phẩm thiết yếu nhưng có thể bẩn hơn tới 200 lần so với nhà vệ sinh với số vi khuẩn trung bình là 24.250/cm2.
Nếu không vệ sinh kỹ càng, thớt chính là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh: The sun
Nếu không được vệ sinh kỹ càng, chiếc thớt của bạn có thể là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E.coli và campylobacter (những vi khuẩn gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột), đó cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm khuẩn do thực phẩm ở Anh. Cho dù bạn có làm vệ sinh thớt mỗi lần sau khi sử dụng cũng không thể loại bỏ hết những vi khuẩn này.
TS Lisa Ackerley, một bác sĩ tại Anh, đã tiết lộ một trong những sai lầm phổ biến mà bạn đang thực hiện với thớt đó là rửa sai cách và không thay thế chúng một cách thường xuyên. Cô nói: “Nếu không thường xuyên thay thớt thì bạn đang đặt mình vào những nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Thớt là một nguôn lây nhiễm chéo nguy hiểm nếu không được làm sạch, bảo quản và sử dụng hợp lý và được thay thế khi đã sử dụng quá lâu”. Việc sử dụng quá lâu sẽ khiến bề mặt thớt xuất hiện các vết trầy xước và đây cũng chính là môi trường yêu thích của vi khuẩn.
Một cuộc điều tra của hơn 2.000 người trên khắp nước Anh do Sainsbury’s Home đưa ra cho thấy 40% người dân đang tự đặt mình vào tình thế nguy hiểm bằng cách sử dụng cùng một chiếc thớt để cắt thịt và rau. Thịt sống, đặc biệt là thịt gà sống, có thể để lại dấu vết salmonella và campylobacter gây ngộ độc thức ăn. Những vi trùng này có thể gây ô nhiễm cho bất kỳ thực phẩm nào được chuẩn bị trên cùng một chiếc thớt.
Không nên sử dụng thớt quá cũ kỹ hoặc xuất hiện nhiều vết trầy xước. Ảnh: Internet
1. Hãy suy nghĩ trước khi sử dụng nó
Với một chiếc thớt luôn được đặt trong một căn bếp bận rộn bạn sẽ không biết chắc rằng trước đó nó đã được sử dụng cho việc gì.
Vì vậy, trước khi sử dụng nó để cắt một thứ gì đó, đặc biệt là đối với những đồ ăn không nấu chín như hoa quả, thịt luộc… bạn cần biết rằng nó đủ sạch để có thể làm việc đó.
2. Không sử dụng giẻ rửa bát để lau chùi thớt
Bạn có thể nghĩ rằng giẻ rửa bát có thể lau sạch tất cả vật dụng trong nhà bếp nhưng có thể bạn đã lầm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giẻ rửa bát thường là một trong những điều bẩn nhất trong căn bếp.
Nếu bạn muốn chùi rửa những chiếc thớt sau khi đã sử dụng để chuẩn bị nguyên liệu như thịt, cá, rau quả... thì bạn nên tránh sử dụng giẻ rửa bát để làm sạch các dụng cụ khác trong nhà vì vi khuẩn có trong nó có thể lan truyền tới các vật dụng khác.
3. Làm sạch có nghĩa là khử trùng
Khử trùng là chìa khóa khi bạn dọn dẹp nhà bếp, đặc biệt là cái thớt của bạn.
Bạn có thể dùng máy rửa chén để khử trùng bằng nhiệt hoặc đun sôi một nồi nước muối và ngâm thớt trong đó ít nhất năm phút, rồi lấy ra làm khô bằng khăn giấy hoặc vải sạch, phơi khô để cho lần sử dụng tiếp theo.
Chỉ rửa không với nước thì không thể loại bỏ được các vi khuẩn ở trên bề mặt thớt, vì vậy, bạn nên sử dụng một loại thuốc khử trùng có thể sử dụng an toàn trong thực phẩm.
4. Sử dụng các thớt riêng biệt
Nên sử dụng thớt riêng biệt cho đồ ăn sống và chín để đảm bảo sự an toàn cho bữa ăn. Ảnh: Internet
Khi chuẩn bị thực phẩm, việc sử dụng các thớt riêng biệt cho đồ ăn sống và chín là để đảm bảo sự an toàn cho bữa ăn. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng chúng, bạn cần phải có ký hiệu riêng biệt và thông báo cho gia đình để không gây ra sự nhầm lẫn khi chuẩn bị thực phẩm.
5. Thay thế thớt thường xuyên
Nếu chiếc thớt của bạn trông cũ và xước, bạn cần phải thay thế nó. Vi khuẩn và thực phẩm sẽ ẩn nấp trong các vết nứt và khe nứt, chúng sẽ không thoát ra được khi chùi rửa thông thường. Những chiếc thớt cũng rất khó làm sạch khi chúng có quá nhiều vết nứt và khe cắt. Vì vậy cách tốt nhất nên thay cái mới.