Theo Health, Giám đốc thực phẩm và dinh dưỡng của Cooking Light, Brierley Horton, cho biết rằng việc ăn quá nhiều đường có thể làm cho lượng đường trong máu tăng đột biến khiến bạn cảm thấy đói và thèm nhiều thực phẩm có đường. Sau đây là những cách chúng ta cần làm nếu sử dụng quá nhiều đường.
1. Ăn một ít protein và chất xơ
Ổn định lượng đường trong máu bằng cách ăn một số protein chậm tiêu hóa và chất xơ. Nếu không thì lượng đường trong máu sẽ giảm và chúng ta sẽ có khả năng cảm thấy đói và muốn ăn nữa. Lựa chọn món ăn tuyệt vời là một quả táo và hạt bơ, một quả trứng luộc và quả hồ trăn, hoặc món khai vị và rau.
Chúng ta có thể ăn một ít protein và chất xơ để ổn định lượng đường trong máu. Ảnh: Minh họa
2. Đến một lớp học yoga
80% người nói họ ăn nhiều đồ ngọt hơn khi họ bị căng thẳng. Một nghiên cứu gần đây của ĐH California, Davis, phát hiện ra rằng khi phụ nữ bị căng thẳng nếu uống một đồ uống có đường, phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng sẽ giảm xuống. Chính vì thế chúng ta hãy kiểm soát căng thẳng bằng cách học yoga.
Chúng ta hãy kiểm soát căng thẳng bằng cách học yoga, thay vì dùng thức uống có đường. Ảnh: Minh họa
3. Chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh
Ăn đồ ngọt khiến chúng ta cảm thấy muốn ăn tiếp tục. Chính vì thế sau khi ăn đồ ngọt chúng ta nên chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh khác để tránh việc tiếp tục lại ăn đồ ngọt.
Chúng ta nên chuẩn bị một bữa ăn lành mạnh thay vì tiếp tục ăn thức ăn có đường. Ảnh: Minh họa
4. Ăn một số thực phẩm probiotic
Một nghiên cứu gần đây của ĐH Oregon State cho thấy rằng vi khuẩn "xấu" trong ruột của chúng ta ăn vào đường và có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Chính vì thế, khi chúng ta dùng quá nhiều đường thì hãy thử uống kombucha hoặc ăn một ít sữa chua Hy Lạp, phô mai nuôi cấy, hoặc bắp cải lạnh để thêm vi khuẩn "tốt" vào hỗn hợp này.
Ăn một số thực phẩm probiotic để có thêm vi khuẩn "tốt". Ảnh: Minh họa