Bạn mượn 20 triệu nhưng 10 năm không trả, có nên kiện ra tòa?

(PLO)- Bị nợ tiền không biết có nên khởi kiện ra tòa để đòi lại hay không là thắc mắc của nhiều bạn đọc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Gửi câu hỏi tới chuyên mục "Chat với chuyên gia" do báo Pháp Luật TP.HCM phối hợp cùng Trường ĐH Luật TP.HCM tổ chức, bạn đọc Thu Trang (TP.HCM) hỏi:

Tôi có cho một người bạn vay số tiền 20 triệu, tính đến nay cũng đã được 10 năm nhưng đòi hoài không được. Tôi có nên khởi kiện ra tòa để đòi lại hay không?

kien-ra-toa-doi-no.png

Giải đáp vấn đề trên, TS Nguyễn Phương Thảo, Trưởng Bộ môn Luật Dân sự, Khoa Luật Dân sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, cho biết:

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Việc khởi kiện có ưu điểm là chủ thể có khả năng lấy lại khoản tiền trên nếu có đầy đủ bằng chứng. Trong trường hợp bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh khoản vay (giấy vay nợ, chuyển khoản ngân hàng hoặc các bằng chứng khác), cơ quan có thẩm quyền có thể buộc người vay phải trả nợ. Bên cạnh đó, toà án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu người vay không tự nguyện trả nợ.

Tuy nhiên, việc khởi kiện có thể làm tốn thời gian và công sức vì quá trình tố tụng có thể kéo dài, đương sự phải tham gia theo thủ tục quy định. Người khởi kiện sẽ phải nộp tạm ứng án phí, có thể tốn thêm chi phí đi lại, chi phí luật sư (nếu không am hiểu pháp luật cần sự hỗ trợ của luật sư) v.v…

Trong trường hợp khởi kiện nhưng không có đủ bằng chứng chứng minh, nguyên đơn có thể phải chịu án phí theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó khi khởi kiện, trường hợp bên vay nợ thực sự không có tài sản hoặc thu nhập hợp pháp, thì dù bạn thắng kiện, bạn vẫn khó thu hồi tiền.

Trên đây là một số lưu ý dành cho bạn khi quyết định khởi kiện hay không, tùy vào tình hình thực tế.

Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, đối với tranh chấp có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí sẽ là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

Khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn phải đóng tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Vàng cưới, tiền cưới là của chung hay của riêng?

Vàng cưới, tiền cưới là của chung hay của riêng?

(PLO)- Thực tiễn cuộc sống muôn màu, chia tay đòi quà, ly hôn tranh chấp vàng cười, tiền cưới. Đây cũng là lúc người ra đặt ra câu hỏi: Vàng cưới, tiền cưới là tài sản chung hay tài sản riêng?

Từng đi tù, có được tham gia nghĩa vụ quân sự?

Từng đi tù, có được tham gia nghĩa vụ quân sự?

(PLO)- Bạn đọc tiếp tục gửi nhiều câu hỏi liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025 tới chuyên mục "Chat với chuyên gia" do Trường ĐH Luật TP.HCM phối hợp cùng báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức.