Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Sản xuất nhỏ lẻ làm giảm hiệu quả cơ giới hóa

(PLO)-  Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: "Cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, công nghệ, thiết bị là để tạo ra năng suất cao hơn, tạo ra giá trị cao hơn, nhưng phải trên nền tảng tổ chức lại quy mô sản xuất lớn hơn".
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 25-8, trong chuyến công tác tại TP Cần Thơ, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT có buổi làm việc với các đơn vị thuộc bộ và lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang, Bình Định, Bình Phước...

Cơ giới hóa, nhưng chi phí chưa giảm

Tại buổi làm việc, nói về kết quả ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh, ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang chia sẻ tỉnh là một trong những địa phương có diện tích sản xuất và sản lượng lớn nhất cả nước. Qua rà soát, trong sáu khâu sản xuất lúa đều đã cơ giới hóa từ 80-97%, tuy nhiên, trên thực tế chi phí vẫn chưa giảm, hiệu quả thu được của người dân chưa cao.

“Qua tìm hiểu cũng như làm việc với các hợp tác xã (HTX), thấy nổi lên một số vấn đề, như hiện công, chi phí vẫn còn bỏ ra nhiều tuy rằng đã có cơ giới hóa, điện khí hóa rồi. Có thể nói cần thời gian mới có thể đạt được 4.0, tuy nhiên, cần nhìn nhận việc cơ giới hóa phải tiến tới bước phát triển hơn về công nghệ để giảm chi phí sản xuất”, ông Toàn nhận định.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết cơ giới hóa ở ĐBSCL đang “đồng bộ nhưng không đồng loạt”. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết cơ giới hóa ở ĐBSCL đang “đồng bộ nhưng không đồng loạt”. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho hay địa phương hiện có khoảng 1.400 máy làm đất các loại và khoảng 350 máy gặt đập liên hợp, cơ bản đáp ứng cơ giới hóa hai khâu làm đất và thu hoạch lúa. Ông Hùng cũng cho biết hiện cơ giới hóa ở ĐBSCL đang “đồng bộ nhưng không đồng loạt”, chưa sử dụng cơ giới hóa lớn được do diện tích sản xuất chưa tập trung.

“Trước đây, năm 2020 Hậu Giang có đề án để thực hiện phát triển nông nghiệp, trong đó tập trung là HTX. Chúng tôi không tập trung cho số lượng HTX mà tập trung phát triển chất lượng, hiệu quả. Dự kiến đến năm 2025 sẽ có những mô hình chuẩn chỉ để nhân rộng” - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết thêm.

Sản xuất nhỏ lẻ sẽ giới hạn tác dụng của máy móc

Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận xét từ “phần cứng” của các khâu cho thấy cơ giới hóa ở các khâu không đồng đều với nhau. Chính vì vậy, sự không đồng bộ này sẽ làm cho các chi phí tăng lên, việc sử dụng các trang thiết bị không hiệu quả vì dư thừa máy móc.

Một vấn đề nữa là máy móc thiết bị nhiều, nhưng phương thức sản xuất, trình độ của người sản xuất, cách tổ chức, từ đó, dù có nhiều thiết bị nhưng lại phân bố rải rác và không đồng bộ.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận xét các khâu cho thấy cơ giới hóa ở các khâu không đồng đều với nhau. Ảnh: CHÂU ANH

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) nhận xét các khâu cho thấy cơ giới hóa ở các khâu không đồng đều với nhau. Ảnh: CHÂU ANH

“Về bước ngắn, nếu mỗi huyện có một trung tâm phi lợi nhuận với nguồn vốn đầu tư khoảng 10 tỉ thì có thể bao quát được từ 2.000-3.000 ha, bên cạnh đó có thể kêu gọi các doanh nghiệp. Về lâu dài, chúng ta có Nghị định 35 về sử dụng kinh phí đất trồng lúa, tuy nhiên trước giờ, sử dụng chưa đạt hiệu quả cao.

Với mức 1 triệu đồng/1ha, nếu như một tỉnh như Kiên Giang chẳng hạn, với diện tích 350.000 ha thì có 350 tỉ và chúng ta sử dụng 50% cho thủy lợi, 50% còn lại cho các hoạt động khác. Kiến nghị Bộ có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung về điều khoản để sử dụng nguồn kinh phí này cho các địa phương” - ông Tùng chia sẻ.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bày tỏ chiến lược cơ giới hóa trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp là điều kiện cần, thì tổ chức ngành hàng là điều kiện đủ. Theo ông phân tích cơ giới hóa nông nghiệp, máy móc, công nghệ, thiết bị là để tạo ra năng suất cao hơn, tạo ra giá trị cao hơn, nhưng phải trên nền tảng tổ chức lại quy mô sản xuất lớn hơn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà phải có sự liên kết, hợp tác giữa những người nông dân trong vùng nguyên liệu đó. Ảnh: CHÂU ANH

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà phải có sự liên kết, hợp tác giữa những người nông dân trong vùng nguyên liệu đó. Ảnh: CHÂU ANH

“Quy mô lớn hơn không có nghĩa là chỉ tích tụ đất đai lớn hơn mà phải có sự liên kết, hợp tác giữa những người nông dân trong vùng nguyên liệu đó. Từ đó, tạo ra các hợp tác xã hay là những hình hợp tác nào đó để người dân có thể sử dụng chung những phương tiện, công nghệ, thiết bị máy móc đạt được hiệu quả tối ưu hóa” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan phân tích.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, việc tổ chức lại ngành hàng là một yếu tố sống còn và dựa vào nền tảng đó để đưa các công nghệ, thiết bị, thị trường vào trong một ngành hàng đó. Bộ trưởng cũng cho rằng nếu tiếp tục sản xuất nhỏ lẻ thì sẽ giới hạn tác dụng của máy móc, thiết bị, công nghệ. Cạnh đó, sẽ vướng bài toán thị trường cho dù có tổ chức hay tạo ra được sản lượng tốt hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm