Bức tranh khởi sắc của thị trường ẩm thực trực tuyến năm 2022

(PLO)-  “Năm ngoái tôi suýt phải đóng cửa quán do COVID-19, may mà phút cuối vớ được chiếc phao cứu sinh bán hàng trực tuyến nên vẫn duy trì được tới nay” - chị Mai Liên, Hà Nội chia sẻ.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Câu chuyện của chị Mai Liên, chủ quán phở trong con hẻm nhỏ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội là mảnh ghép đặc trưng trong bức tranh tươi sáng của thị trường kinh doanh ẩm thực năm 2022.

Thị trường F&B sôi động trở lại sau dịch

Vừa thoăn thoắt thái thịt, trụng bánh phở rồi gói đồ chuyển cho shipper đang đứng đợi sẵn, chị Mai Liên vừa hồ hởi trò chuyện: “Trước khách đến ăn ở quán đông lắm, nên dù các hàng xung quanh đua nhau bán đồ ăn trên app thì tôi vẫn “bình chân như vại”. Tôi nghĩ mình chỉ cần nấu ăn ngon là khách tự mách nhau mà đến. Tuy nhiên, đợt giãn cách vừa rồi, lượng khách tụt giảm thê thảm, tôi mới thấy mình phải thay đổi suy nghĩ. May thay, từ lúc đưa quán lên GoFood, trộm vía giờ lượng khách hàng mua trực tuyến còn đông hơn khách đến quán.”

Cũng đưa cửa hàng nước sâm của gia đình gia nhập nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood của Gojek trong bối cảnh giãn cách xã hội do dịch COVID-19, anh Như Hớn (quận 3, TP.HCM) cho biết: “Trong khoảng 2 tháng đầu liên kết với app Gojek, khách còn rải rác, doanh thu chỉ đủ giúp chúng tôi cầm cự duy trì các cửa hàng. May mắn là sau khi TP mở cửa trở lại, lượng hàng đặt qua app tăng mạnh. Nếu tính theo tháng thì doanh số tăng khoảng 200%”.

Các chủ nhà hàng, quán ăn dần đầu tư nghiêm túc hơn để mở rộng nhóm khách hàng trực tuyến.

Các chủ nhà hàng, quán ăn dần đầu tư nghiêm túc hơn để mở rộng nhóm khách hàng trực tuyến.

Số liệu công bố mới đây từ Gojek Việt Nam cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành kinh doanh ẩm thực trực tuyến, khi lượng người dùng đặt đồ ăn qua nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood tại thành phố TP.HCM và Hà Nội tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, lượng người dùng mới tăng mạnh ở cả hai TP, đạt hơn 160% ở Hà Nội và 80% tại TP.HCM. Tốc độ tăng trưởng tại riêng thị trường Hà Nội cũng được ghi nhận đạt tới 220%.

Đâu là cơ hội khi kinh doanh trực tuyến?

Ứng dụng Gojek tiết lộ món ăn được đặt nhiều nhất trên nền tảng GoFood là các món thuần Việt, ví dụ như bún đậu, nem nướng, cơm gà, gỏi cuốn, nem chua, bún, mì, v.v. Một thông tin thú vị là một tín đồ ẩm thực đã đặt đơn bún bò trộn Nam Bộ trên GoFood với giá 42.000 đồng từ Hoàng Mai đến tận… Gia Lâm, Hà Nội, với khoảng cách 19 km.

Số liệu của Gojek cũng ghi nhận các combo và đồ ăn trẻ em được đặt ngày càng nhiều hơn. Các combo đồ ăn thức uống được đặt nhiều hơn 2,5 lần vào Quý I- 2022 so với cùng kỳ năm trước, cho thấy người dùng có xu hướng ăn cùng nhau nhiều hơn.

Ngoài ra, Gojek cũng chỉ ra ăn vặt vẫn là “miếng bánh” thị trường đầy tiềm năng cho người kinh doanh F&B. Trà sữa tiếp tục dẫn đầu danh mục đồ uống được đặt hàng nhiều nhất trên GoFood, tại cả Hà Nội và TP.HCM trong năm 2022. Những thông tin thị trường đầy hữu ích này sẽ là nguồn tham khảo quý giá để các chủ nhà hàng tùy chỉnh thực đơn, tạo ra các combo hấp dẫn, giúp tối ưu doanh thu trực tuyến.

Để tạo thêm sức hấp dẫn, thu hút các thực khách bốn phương tiếp cận với quán qua nền tảng trực tuyến, ngoài đầu tư về mặt hình ảnh, các chủ quán còn tích cực đổi mới các món ăn.

Chị Ngọc Lan – chủ quán bánh cuốn tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội “làm mới” thực đơn bằng việc bổ sung các món ăn có cùng hình thức nhưng mang đậm tính chất “vùng miền”. “Món bánh ướt lòng gà, xuất xứ từ Đà Lạt, đang là ngôi sao của quán tôi. Với nguyên liệu gốc là bánh cuốn, tôi chỉ cần thêm lòng gà và ít nước sốt chua ngọt là có thêm ngay món ăn mới hấp dẫn để shipper tiện mang đi xa mà vẫn đảm bảo tươi ngon cho khách” - chị Lan nói.

Hay cửa hàng nước sâm của anh Hớn cũng nhanh chóng thêm các “topping” như: nhãn nhục, hạt sen, củ năng, bạch quả, táo đỏ…. để phù hợp với xu thế thưởng thức của giới trẻ.

Theo số liệu từ Gojek, so với 3 tháng đầu năm 2021, Quý 1 năm 2022 ghi nhận lượng đơn đặt hàng vào bữa sáng tăng cao nhất (2.5 lần).

Theo số liệu từ Gojek, so với 3 tháng đầu năm 2021, Quý 1 năm 2022 ghi nhận lượng đơn đặt hàng vào bữa sáng tăng cao nhất (2.5 lần).

Ở góc độ đơn vị cung cấp dịch vụ giao nhận đồ ăn trực tuyến, Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung - Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam cho biết thêm: “Việc hiểu rõ xu hướng tiêu dùng ẩm thực giữ vai trò vô cùng quan trọng, cho phép Gojek đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi của người dùng để từ đó có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp cho các thành viên trong hệ sinh thái.

Ngoài nỗ lực đa dạng hóa các lựa chọn món ăn trên nền tảng GoFood, chúng tôi không ngừng tìm kiếm các giải pháp nhằm giúp kết nối hiệu quả các đối tác kinh doanh với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc đặt món ăn phục vụ nhu cầu hàng ngày.”

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm