Qua hỏi bệnh sử và thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận thấy bé có thói quen hay bứt tóc nhai, đồng thời tóc trên đầu bé rất xơ xác, gần như trụi phân nửa. Do đó, các bác sĩ nghi ngờ đây là một trường hợp dị vật trong lòng dạ dày (bao tử) do ăn tóc.
Bé được nội soi sau đó để xác định chẩn đoán. Đúng như chẩn đoán trong dạ dày của bé có tóc, nhưng thật bất ngờ là tóc đã bện thành một búi to, kích thước khá lớn, chiếm gần hết 1/3 dạ dày của bé khiến thức ăn đặc không thể nào qua được, chỉ có chất lỏng mới qua được xuống ruột. Do búi tóc quá lớn không thể lấy qua nội soi nên bé được mổ mở, xẻ dạ dày và lấy ra một búi tóc nặng khoảng 200g.
Hiện tình trạng của bé đã ổn định, ăn uống tốt và được các chuyên gia tâm lý tư vấn thêm.
Bác sĩ Nguyên Minh Ngọc, phó khoa tiêu hóa, giải thích các trường hợp ăn tóc như vậy khoa tiêu hóa cũng hay gặp nhưng nhiều như trường hợp này thì khá hiếm. Các trường hợp “ăn tóc” ngoài việc có thể liên quan đến một bệnh về tâm thần khá hiếm gặp gọi là trichotillomania (chứng giật tóc) thường xảy ra ở bé gái, thì phần lớn việc “ăn tóc” là một biểu hiện của sự cô đơn nơi trẻ nhỏ, thiếu sự quan tâm chăm sóc nơi người lớn.
Qua trường hợp trên, mong các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý các biểu hiện lạ nơi con mình để có hướng xử trí thích hợp.
Bé được nội soi sau đó để xác định chẩn đoán. Đúng như chẩn đoán trong dạ dày của bé có tóc, nhưng thật bất ngờ là tóc đã bện thành một búi to, kích thước khá lớn, chiếm gần hết 1/3 dạ dày của bé khiến thức ăn đặc không thể nào qua được, chỉ có chất lỏng mới qua được xuống ruột. Do búi tóc quá lớn không thể lấy qua nội soi nên bé được mổ mở, xẻ dạ dày và lấy ra một búi tóc nặng khoảng 200g.
Hiện tình trạng của bé đã ổn định, ăn uống tốt và được các chuyên gia tâm lý tư vấn thêm.
Bác sĩ Nguyên Minh Ngọc, phó khoa tiêu hóa, giải thích các trường hợp ăn tóc như vậy khoa tiêu hóa cũng hay gặp nhưng nhiều như trường hợp này thì khá hiếm. Các trường hợp “ăn tóc” ngoài việc có thể liên quan đến một bệnh về tâm thần khá hiếm gặp gọi là trichotillomania (chứng giật tóc) thường xảy ra ở bé gái, thì phần lớn việc “ăn tóc” là một biểu hiện của sự cô đơn nơi trẻ nhỏ, thiếu sự quan tâm chăm sóc nơi người lớn.
Qua trường hợp trên, mong các bậc cha mẹ quan tâm và chú ý các biểu hiện lạ nơi con mình để có hướng xử trí thích hợp.
Theo BS TRƯƠNG ANH MẬU, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM (TTO)