Bước tiến lớn của Việt Nam

(PLO)- Việc nâng cấp quan hệ Việt - Pháp là bước tiến lớn, không chỉ mở ra những cơ hội hợp tác, thỏa thuận song phương mà còn đa phương, thậm chí ở phạm vi LHQ...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Pháp là quốc gia đầu tiên thuộc Liên minh châu Âu (EU) vừa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, tiếp tục nối dài danh sách các quốc gia đã nâng tầm quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất với nước ta trước đó, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Úc.

Kết quả này một lần nữa khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam (VN)” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Cần nhớ rằng Pháp là thành viên thứ tư trong tổng số năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ) và là thành viên thứ tám trên thế giới thiết lập quan hệ cấp cao nhất với VN. Quốc gia này được nhìn nhận là “trung dung”, “cân bằng”, luôn nỗ lực dung hòa hai nhóm nước có xu hướng cạnh tranh, đối trọng nhau mạnh mẽ là “Anh - Mỹ” và “Nga - Trung”, bốn thành viên còn lại trong HĐBA LHQ.

Trong bối cảnh thế giới xảy ra nhiều biến động, từ tranh chấp nhỏ đến các xung đột, thậm chí chiến tranh quy mô lớn thì đây có lẽ là sự đồng điệu rất quan trọng trong thế giới quan về an ninh, chính trị giữa Pháp và VN.

Điều đó lý giải vì sao trong tuyên bố chung, hai bên thống nhất lấy Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, các công ước, quy tắc ứng xử đa phương, nghị quyết của HĐBA LHQ làm nền tảng quan trọng nhất để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông hay xung đột tại Ukraine, Dải Gaza, Israel và Palestine, Lebanon một cách hòa bình, bền vững; phản đối mạnh mẽ mọi hình thức đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế.

quan-he-ngoai-giao.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trưa 7-10. Ảnh: TTXVN

VN cũng đã mở thêm một cửa ngõ lớn tiến vào thị trường EU, đồng thời cũng mở rộng cửa hơn đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến từ Pháp và EU. Cụ thể, việc hai nước nâng tầm quan hệ ngoại giao sẽ đưa Hiệp định thương mại tự do VN - EU (EVFTA) đi vào thực chất nhiều hơn, nhất là khi Pháp là một trong những “cánh chim đầu đàn” của nền kinh tế EU, cùng với Đức góp phần quan trọng trong những quyết định của liên minh này.

VN cũng đang trông chờ Pháp thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư VN - EU (EVIPA), một hiệp định quan trọng, hữu ích vượt xa phạm vi quan hệ ngoại giao của hai nước; hay Pháp cũng có thể hỗ trợ VN thực hiện các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là việc thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 thông qua khuôn khổ quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) mà Pháp là một thành viên tích cực.

Ở chiều ngược lại, Pháp và rộng hơn là EU là những thị trường mà nhiều doanh nghiệp VN đã và đang tiến vào với rất nhiều loại hàng hóa, dịch vụ từ nông lâm, thủy sản đến lao động, điện tử, dệt may, công nghiệp, hàng không

Sau cú bắt tay của lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước vào ngày 8-10, cùng với những thành tựu mà VN đã đạt được trước đó với các quốc gia khác sẽ tiếp tục mở ra những cơ hội hợp tác, thỏa thuận không chỉ song phương Việt - Pháp mà còn đa phương, thậm chí ở phạm vi LHQ; không chỉ về an ninh - chính trị, thương mại và đổi mới sáng tạo mà còn cả trong lĩnh vực phát triển bền vững và tự cường, cùng với ngoại giao nhân dân. Với VN, bước tiến này thật sự lớn lao!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Giảng viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang hướng dẫn học trò thực hành nghiên cứu. Ảnh: ICC

Cần đột phá chính sách để giữ chân những người thầy giỏi

(PLO)- Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đang được triển khai quyết liệt. Một trong những nhiệm vụ quan trọng được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong đó là phát triển đội ngũ nhà khoa học.

Chuyển đổi số, AI và tự động hóa giúp doanh nghiệp tư nhân nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa vận hành và tăng trưởng bền vững. Ảnh: PV

Loại bỏ rào cản để kinh tế tư nhân bứt phá

(PLO)- Kinh tế tư nhân đã và đang là động lực quan trọng của nền kinh tế. Nếu có chính sách hỗ trợ hợp lý, khu vực này không chỉ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng cao mà còn nâng tầm vị thế trên trường quốc tế.

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

Vụ kẹo Kera và trách nhiệm các bên

(PLO)- Từ vụ kẹo Kera, cơ quan chức năng cần mở rộng phạm vi làm việc, xác minh các doanh nghiệp đứng sau các KOL, KOC nói chung để xem có hay không hành vi vi phạm hay không để xử lý đến nơi đến chốn, tận gốc rễ vấn đề.

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

Thú cưng và tính mạng, sức khỏe của cộng đồng

(PLO)- Thú cưng vừa là tài sản vật chất vừa là tài sản tinh thần của người nuôi nhưng cảm giác về sự an toàn trước chó, mèo, vật nuôi cũng là quyền cơ bản của người dân, cần phải được pháp luật bảo vệ, cần phải được các chủ nuôi thú cưng tôn trọng.

Nghề y cần cơ chế đặc thù

Nghề y cần cơ chế đặc thù

(PLO)- Tôi có một anh bạn thế hệ đầu 9X đang làm bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện tuyến đầu tại TP.HCM. Hôm rồi gọi rủ anh ấy đi ăn tối trước thềm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2) và như thường lệ, anh ấy chỉ kịp trả lời: “Bạn ơi, tôi sắp vào phòng mổ, bạn để tôi xếp lịch rồi báo lại nghen”…

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

Dễ rước họa vào thân vì like, share dạo

(PLO)- Người dùng mạng xã hội cần có trách nhiệm hơn trong mỗi lượt share, mỗi cú nhấn like; tránh chuyện “tay nhanh hơn não”, dễ dính vào rắc rối pháp lý, bị phạt nặng hoặc thậm chí phải đối diện với chuyện tù tội.

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...