Buôn bán tiểu ngạch sang Trung Quốc sẽ bị 'bít cửa'

(PLO)- Theo Bộ Công thương, những năm gần đây Trung Quốc siết chặt  kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu xuất nên khẩu tiểu ngạch ngày càng bấp bênh.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định (NĐ) sửa đổi, bổ sung NĐ 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Mục tiêu NĐ sửa đổi nhằm giải quyết khó khăn trong thực tiễn; đưa hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa của cư dân biên giới về đúng bản chất của trao đổi cư dân.

Không cho phép lợi dụng hình thức trao đổi cư dân để buôn bán lớn; thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chính ngạch; khắc phục tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới vào thu hoạch chính vụ, các dịp lễ, tết.

Xuất khẩu chính ngạch khắc phục tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu vào thời điểm thu hoạch nông sản. Ảnh minh họa : Báo Chính phủ

Xuất khẩu chính ngạch khắc phục tình trạng ùn tắc tại cửa khẩu vào thời điểm thu hoạch nông sản. Ảnh minh họa : Báo Chính phủ

Tại tờ trình dự thảo NĐ sửa đổi gửi Chính phủ, Bộ Công thương cho biết tuyến biên giới Việt- Trung hoạt động xuất nhập khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới diễn ra khá sôi động.

Theo quy định của Trung Quốc, hàng hoá nhập khẩu theo hình thức trên sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định như được miễn kiểm dịch, không cần hợp đồng, không cần thanh toán qua ngân hàng. Được miễn thuế nếu giá trị hàng hóa trao đổi không vượt quá 8.000 Nhân dân tệ/người/ngày.

Do đó, doanh nghiệp Trung Quốc đã tận dụng để buôn bán lớn. Cụ thể là lập danh sách cư dân, sau đó gom tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân để nhập khẩu các lô hàng lớn...

Đặc biệt, nhiều nông sản Việt Nam như thịt heo, một số loại trái cây dù chưa được nhập khẩu chính thức vào Trung Quốc có thể vào theo hình thức trao đổi cư dân.

Theo Bộ Công thương, có thể nói các ưu đãi của Trung Quốc đối với hình thức “trao đổi cư dân” cùng với chính sách của Việt Nam dẫn đến hình thành “xuất khẩu tiểu ngạch”.

Bên cạnh đó, dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với hàng hóa chưa được chính thức vào Trung Quốc hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn như không có mã số vùng trồng, mã số DN…

Đáng chú ý, để tận dụng ưu đãi thuế một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chính thức vào Trung Quốc như sắn, trái vải vẫn chuyển sang đi tiểu ngạch.

Chanh leo và cây con được giới thiệu đến khách tham quan tại Hội chợ-Triển lãm công nghệ chế biến nông, lâm thủy sản VietGAP, OCOP năm 2022.ẢNH: TÚ UYÊN

Chanh leo và cây con được giới thiệu đến khách tham quan tại Hội chợ-Triển lãm công nghệ chế biến nông, lâm thủy sản VietGAP, OCOP năm 2022.ẢNH: TÚ UYÊN

Gần đây Trung Quốc siết chặt kiểm dịch, kiểm nghiệm và quản lý chất lượng nông sản nhập khẩu như truy xuất nguồn gốc...nên xuất khẩu tiểu ngạch ngày càng bấp bênh.

Nhằm thúc đẩy thương mại biên giới chuyển dần từ tiểu ngạch sang chính ngạch, trong NĐ sửa đổi Bộ Công thương đề xuất “điều khoản chuyển tiếp”.

Cụ thể, từ 1-1-2025 giảm số lần được miễn thuế và số tiền được miễn thuế cho nhập khẩu hàng hoá theo hình thức trao đổi cư dân.

Hàng xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của nước nhập khẩu, kể cả đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới.

Kể từ thời gian trên, chỉ cư dân cư trú tại khu vực biên giới mới được phép xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân. Chính thức áp dụng định mức mới đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.…

Từ 1-1-2026 các mặt hàng đã xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc chỉ được phép làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và các cửa khẩu phụ, lối mở đã đạt thỏa thuận song phương về cho phép xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa.

Từ 1-1-2027, dừng toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới chưa đạt được thoả thuận song phương về việc mở cửa khẩu, lối mở biên giới.

Từ 1-1-2028, tất cả các cửa khẩu, lối mở chỉ cho phép làm thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng đã vào được Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm