Hỏi giùm bạn

Cá nhân vận động tiền làm từ thiện như thế nào theo quy định mới?

Trong thời gian qua, tôi xem qua báo chí thấy có nhiều vấn đề chưa rõ ràng trong việc các cá nhân tự vận động tiền làm từ thiện. Mới đây, tôi có nghe về quy định mới trong việc vận động từ thiện.

Xin hỏi, việc vận động từ thiện được quy định cụ thể như thế nào?

Bạn đọc Hoang Chuong (TP.HCM)

Luật sư Đỗ Thanh Trung, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Về vấn đề này, Nghị định 64/2008 hiện hành chưa có quy định đến vấn đề cá nhân đứng ra kêu gọi, vận động, mà đã được quy định trong Nghị định 93/2021 (có hiệu lực từ ngày 11-12).

Theo đó, Điều 17 Nghị định 93/2021 quy định cá nhân khi vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý. Đối với khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật, khi tiếp nhận phải có biên nhận.

Đồng thời, cá nhân không được tiếp nhận thêm sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết và phải thông báo đến nơi mở tài khoản về việc dừng tiếp nhận.

Ngoài ra, khi vận động, tiếp nhận, phân phối các nguồn hỗ trợ, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (đối với tiền), địa điểm tiếp nhận (đối với hiện vật), thời gian cam kết phân phối và gửi bằng văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú.

Bên cạnh đó, chi phí trong quá trình hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn hỗ trợ do cá nhân đứng ra vận động tự chi trả. 


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm