Theo đó, yêu cầu các cá nhân, tổ chức phải để lại thông tin cá nhân khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn (theo quy định của Thủ tướng Chính phủ “giao dịch có giá trị lớn” hiện nay là 300 triệu đồng trở lên).
Cụ thể, khi có giao dịch có tổng giá trị từ 300 triệu trở lên, cá nhân phải để lại các thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư hoặc số hộ chiếu, quốc tịch, địa chỉ cư trú. Nếu là doanh nghiệp, khách hàng phải để lại thông tin về tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế (hoặc giấy phép hoạt động, giấy đăng ký kinh doanh).
Ngoài những thông tin về khách hàng, thông tin cụ thể về giao dịch cũng phải báo cáo cơ quan phòng chống rửa tiền. Đối với các giao dịch lớn về tiền mặt, nội dung báo cáo bao gồm về số tiền, loại tiền giao dịch, địa điểm giao dịch, lý do, mục đích giao dịch... Đối với giao dịch mua bán vàng có giá trị lớn, các ngân hàng và những cửa hàng kinh doanh cũng phải báo cáo giá trị từng giao dịch và tổng giao dịch trong một ngày, số lượng kg giao dịch. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 14-2
Thông tư 35 cũng quy định cụ thể về mức giá trị kim loại quý (trừ vàng), đá quý và những công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan là 300 triệu đồng. Riêng giá trị của ngoại tệ tiền mặt, VND và vàng khai báo qua hải quan sẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đ.LIÊN