Các nước giàu chi phối kết quả Hội nghị khí hậu COP26?

Sau hai tuần đàm phán tại Glasgow, ngày 13-11, gần 200 quốc gia đã thống nhất một thỏa thuận toàn cầu nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu, theo hãng tin AFP.

Thỏa thuận chung thống nhất giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch, giữ cho nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C, đạt mục tiêu phát khí thải ròng bằng không vào năm 2050, và gấp đôi quỹ hỗ trợ cho các nước đang phát triển để họ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, thỏa thuận chung tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 ở Glasgow không đạt được những kết quả cần thiết để ngăn chặn sự nóng lên của khí hậu. Nó cũng không thể giúp các quốc gia thích ứng hoặc bù đắp thiệt hại từ các thảm họa đang xảy ra trên toàn cầu.

Các nước giàu bị đánh giá là đã thất bại trong việc cung cấp tài chính cần thiết cho các quốc gia dễ bị tổn thương trước nguy cơ hạn hán, nước biển dâng, hỏa hoạn và bão lũ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại hội nghị COP26. Ảnh: POOL

Nói về kết quả đạt được, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hoan nghênh thỏa thuận này, nhưng nhấn mạnh rằng nó là "chưa đủ".

Bà Laurence Tubiana, "kiến trúc sư" của thỏa thuận Paris, nói với AFP rằng "COP đã thất bại trong việc hỗ trợ ngay lập tức cho những người đang đau khổ".

Ngôn ngữ nhiều sắc thái

Ban đầu, thỏa thuận chung kêu gọi các quốc gia đẩy nhanh nỗ lực "xóa dần" việc sử dụng than đá và "loại bỏ" các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không còn hiệu quả.

Tuy nhiên, sau khi các nhà phát khí thải lớn là Trung Quốc và Ấn Độ đã phản đối việc đề cập các nhiên liệu gây ô nhiễm, từ ngữ dùng trong văn bản cuối cùng đã được thay đổi thành "giảm dần việc sử dụng than đá"

Ban đầu, thỏa thuận kêu gọi tất cả các quốc gia đẩy nhanh việc cắt giảm khí thải bằng cách đệ trình các kế hoạch quốc gia mới vào năm 2022, sớm hơn 3 năm so với những gì đã thống nhất tại Thỏa thuận Paris.

Tuy nhiên, sau sự phản đối từ các quốc gia giàu có do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu, văn bản đã bỏ qua các tham chiếu đến một cơ sở tài chính cụ thể cho những tổn thất và thiệt hại mà biến đổi khí hậu đã gây ra ở các nước đang phát triển.

Thay vào đó, nó chỉ hứa hẹn "đối thoại" trong tương lai về chủ đề này.

Bà Teresa Anderson - điều phối viên về chính sách khí hậu tại ActionAid International - một nhóm phi chính phủ cho biết COP26 là "sự sỉ nhục đối với hàng triệu người mà cuộc sống của họ đang bị chia cắt do cuộc khủng hoảng khí hậu."

"Vấn đề sống còn"

Bà Shauna Aminath - Bộ trưởng Môi trường Maldives cho biết: "Đối với một số người, mất mát và thiệt hại có thể là sự khởi đầu cho các cuộc trò chuyện và đối thoại. Tuy nhiên, đối với chúng tôi đây là vấn đề sống còn".

Ngoài ra, trong khi nước chủ nhà Anh cho biết họ muốn COP26 duy trì mức tăng nhiệt độ trong khoảng 1,5 độ C, một đánh giá khoa học của Liên Hợp Quốc vào tuần trước cho biết kế hoạch khí hậu mới nhất của các quốc gia sẽ khiến mức nhiệt của Trái Đất tăng thêm 2,7 độ C.

Văn bản cũng lưu ý rằng các quốc gia giàu có cũng đã không đưa ra khoản tiền 100 tỉ USD mỗi năm mà họ đã hứa hơn một thập niên trước. 

Nước giàu cảm thấy bất công

Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển cho rằng thật không công bằng khi COP26 đưa ra một thỏa thuận không cân xứng nhắm vào việc "giảm thiểu" - cách các nền kinh tế có thể loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
 
Các nước này cho biết họ muốn được hướng dẫn cụ thể về cách mình có thể làm để đáp ứng dự luật loại bỏ cacbon trong khi thích ứng với các thảm họa thiên nhiên gây ra do sự nóng lên toàn cầu.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm