Khi thừa muối, cơ thể phải giữ lại lượng nước để pha loãng, dẫn đến tăng thể tích dịch quanh tế bào, tăng thể tích máu. Thận là cơ quan phải hoạt động nhiều nhất, tim tăng công suất làm việc, mạch máu cũng chịu áp lực nhiều hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 g muối mỗi ngày trong khi lượng muối trung bình một người tại Việt Nam trưởng thành tiêu thụ gần gấp đôi so với khuyến cáo, ở mức 9,4 g mỗi ngày.
Việc ăn mặn trong thời gian dài sẽ làm các thành mạch bị chai cứng, gây tổn thương tim, động mạch, thận, xương, nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ.
Ăn mặn sẽ gây ảnh hưởng xấu lên thận, tim, mạch máu và xương. Ảnh: Internet
Theo thời gian, áp lực quá tải dẫn đến thành mạch chai cứng và gây tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ. Ăn nhiều muối gây tổn thương tim, động mạch, thận và có hại cho xương.
Để giảm lượng muối hấp thu vào cơ thể, trong muỗi bữa ăn không nên để các loại đồ chấm mặn như nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Cần hạn chế cho muối, hạt nêm, bột canh... vào thức ăn mỗi khi nấu nướng. Tối đa chỉ cho năm thìa cà phê muối vào mỗi bữa ăn cho một người mỗi ngày.
Bên cạnh đó, hạn chế dùng các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, xúc xích, giò chả, các loại khô mắm, dưa muối. Thực phẩm chế biến sẵn hãy sử dụng loại có hàm lượng muối thấp.
Cần hạn chế ăn mặn và các thực phẩm có hàm lượng muối cao. Ảnh: Internet
Không thêm muối khi nấu và cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên, tránh việc lạm dụng bột nêm khi nấu thức ăn và không dùng các chế phẩm muối khác để thay thế muối iốt.
Ngoài ra cũng cần hạn chế ăn tiệm, nhà hàng và không nên ăn hết nước sốt. Khi ăn mì ăn liền, chỉ nên nêm nửa gói gia vị và nên bổ sung rau vào tô mì để giảm độ mặn, bổ sung chất xơ, vitamin và dinh dưỡng.
Tuy nhiên, việc sử dụng muối quá ít sẽ không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần dùng đủ lượng muối theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.