Cận cảnh loạt trụ sở bỏ hoang bên dòng sông Hương

Cận cảnh loạt trụ sở bỏ hoang bên dòng sông Hương

(PLO)- Hàng loạt trụ sở bỏ hoang tại đường Lê Lợi, một trục đường được xem là đẹp nhất TP Huế khi có view là dòng sông Hương thơ mộng.

Loạt trụ sở bỏ hoang bên dòng sông Hương
Nhằm thực hiện đề án của UBND tỉnh về quy hoạch khu thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp. Đầu năm, 2022, nhiều trụ sở đóng trên trục đường Lê Lợi được di dời về nơi làm việc mới thuộc khối nhà hành chính tập trung nằm trên đường Võ Nguyên Giáp.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (3).jpg
Từ đó đến nay, loạt trụ sở bỏ hoang đang bỏ hoang, gây lãng phí công sản.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (4).jpg
Đặc biệt, trục đường này là một trong những tuyến đường đẹp nhất của TP Huế khi mặt tiền hướng ra sông Hương.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (1).jpg
Khu đất số 22-24 đường Lê Lợi thuộc các sở GD&ĐT, KH&CN, Hội Nhà báo tỉnh.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (7).jpg
Khu đất này có diện tích gần 5.000m2, tỉnh kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn đạt tối thiểu 270 phòng, có phòng hội nghị 500m2 trở lên cùng khu nhà hàng và các dịch vụ du lịch.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (8).jpg
Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh cũng rời khỏi tòa nhà xây từ thời Pháp thuộc để tạo thành liên khu đất từ 26 đến 30A đường Lê Lợi nhằm kêu gọi đầu tư xây dựng khu phức hợp khách sạn và dịch vụ thương mại cao cấp đạt tiêu chuẩn 5 sao.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (9).jpg
Khu đất 26-28-30, đường Lê Lợi có diện tích hơn 6.000m2, tỉnh kêu gọi đầu tư tổ hợp khách sạn khoảng 250-300 phòng
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (11).jpg
Trước đó thông tin số phận của căn nhà kiến trúc Pháp này, địa phương cho biết sẽ tiến hành mời "thần đèn" để di dời đến vị trí đối diện, gần sông Hương.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (17).jpg
Liên quan đến trụ sở bỏ hoang, trước đó lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh cho biết theo bản quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế vừa được Thủ tướng phê duyệt, các khu "đất vàng" kể trên được quy hoạch là đất thương mại, dịch vụ.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (13).jpg
Do vậy, khi có nhà đầu tư muốn thuê đất thì phải đập bỏ những ngôi nhà từng là trụ sở của các cơ quan công quyền vì không còn đáp ứng đúng công năng dịch vụ du lịch
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (12).jpg
Tuy nhiên, tài sản trên đất là tài sản công nên vẫn phải đấu giá cùng khu đất theo quy định. Do vướng cơ chế, các khu đất rơi vào thế kẹt, bán không được, để không xong.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (2).jpg
Các trụ sở bỏ hoang ngày càng xuống cấp, gây lãng phí.
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (14).jpg
Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế đang kiến nghị, làm việc với Bộ Tài chính, Bộ TN&MT để xem xét lại các trường hợp này
loat-tru-so-bo-hoang-tren-tuyen-duong-dep-nhat-hue (15).jpg
Nhiều diện tích "đất vàng" ở trục đường Lê Lợi hiện nay đang bỏ hoang chưa được đầu tư theo kỳ vọng khiến nhiều người tiếc nuối vì lãng phí.

Đọc thêm