Cảnh sát cơ động diễu binh kỷ niệm 50 năm truyền thống vẻ vang của ngành

Cảnh sát cơ động diễu binh kỷ niệm 50 năm truyền thống vẻ vang của ngành

(PLO)- Cảnh sát cơ động là lực lượng rất đặc biệt trong Công an nhân dân, được coi là “lá chắn thép” để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Sáng nay, 14-4, tại Hà Nội, lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống (15-4-1974 – 15-4-2024) và vinh dự đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần thứ 2 - phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước ghi nhận với những đóng góp to lớn của lực lượng trong nhiệm vụ bảo đảm trật tự an ninh quốc gia.

Cảnh sát cơ động diễu binh kỷ niệm 50 năm truyền thống vẻ vang của ngành
Thủ tướng Chính phủ tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động và vinh dự đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần thứ 2. Ảnh: TTXVN

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-1.JPG
Mở đầu là màn diễu binh biểu dương lực lượng với sự tham gia của 25 khối cùng hơn 5.000 cán bộ, chiến sĩ đại diện cho hơn 33.000 CSCĐ cả nước. Các khối đại diện cho từng đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh, từ các khối cơ quan đến các đơn vị trung tâm huấn luyện, các trung đoàn đóng quân ở các vùng miền... Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-2.JPG
Bên cạnh đó còn có các khối đại diện cho CSCĐ các địa phương, lực lượng dự bị chiến đấu của các trường Công an nhân dân. Ảnh: N.V
z5346360102378_82e81abe4a4a9e7cc7ab5a97f851646c.jpg
Hơn 100 trang thiết bị, xe đặc chủng như xe chỉ huy, xe tác chiến chống bạo loạn, xe chống khủng bố, xe bọc thép chống đạn, xe phá sóng... phục vụ công tác chiến đấu, huấn luyện được Bộ Tư lệnh CSCĐ huy động tham gia diễu hành, biểu dương lực lượng trong lễ kỷ niệm. Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-3.JPG
Lực lượng CSCĐ ra đời trong bối cảnh toàn Ðảng, toàn Dân và toàn Quân ta đang dành toàn bộ sức lực, trí tuệ tập trung cho hai nhiệm vụ chiến lược. Cụ thể, thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước. Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-4.JPG
Xác định rõ “Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc”, lực lượng CSCÐ được xác định là lực lượng vũ trang tin cậy, sắc bén, là “lá chắn thép” của Ðảng, Nhà nước, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự. Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-6.JPG
Ngay sau ngày thống nhất đất nước, lực lượng CSCÐ đã chặn đứng các cuộc bạo loạn chính trị, làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, âm mưu chống phá chính quyền Cách mạng, như tổ chức phản động “Lực lượng dân quân phục quốc” năm 1976; tổ chức “Việt Nam dân tộc cách mạng Đảng” năm 1978... Tại Tây Nguyên là truy quét và tiêu diệt các toán phản động FULRO những năm 1979 – 1985. Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-10.JPG
Còn trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước là đấu tranh giải quyết dứt điểm các điểm nóng về an ninh trật tự, như: Vụ tụ tập đông người, gây rối an ninh trật tự tại Thái Bình (1997), Nam Ðịnh (2002); vụ chống đối quyết liệt của một số học sinh Trường trung học Phật giáo Baly Chùa Nước Mặn - Sóc Trăng (2006); vụ lợi dụng tôn giáo gây rối an ninh trật tự tại 178 Nguyễn Lương Bằng, 42 Nhà Chung, Hà Nội và TP Ðồng Hới, Quảng Bình; các vụ khiếu kiện đông người, bức xúc tại Phú Yên, Bình Thuận, Hưng Yên, Hải Dương, Ðồng Nai… Ảnh: V.N
IMG_2556.JPG
Những năm 2000 là phá tan âm mưu và cuộc gây rối bạo động đòi thành lập “Nhà nước Đề Ga tự trị” do Ksor Kơk cầm đầu tại Tây Nguyên; vụ tập trung đông người phá rối an ninh trật tự đòi thành lập “Vương Quốc Mông” huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (2011); phục kích bắt giữ các đối tượng vận chuyển tài liệu tuyên truyền đạo trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu (2011); truy bắt 59 đối tượng lợi dụng tà đạo “Hà Mòn” để tuyên truyền chống phá Nhà nước (trong đó có 17 tên thuộc tổ chức phản động FulRo) tại xã Hra, huyện Măng Yang, Gia Lai (2012);... Ảnh: V.N
IMG_2677.JPG
Năm 2020, lực lượng đã tham gia giải quyết vụ việc phức tạp về an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Ảnh: V.N
IMG_2511.JPG
Đặc biệt, gần đây nhất, tháng 6-2023 đã huy động lực lượng phối hợp với Công an tỉnh Đắk Lắk kịp thời truy xét, bắt giữ nhóm đối tượng khủng bố tấn công trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Tham gia đấu tranh, triệt phá các băng nhóm tội phạm ma túy, bắt giữ, tiêu diệt nhiều đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm, thu giữ hàng trăm tấn ma túy, chất gây nghiện... Ảnh: V.N
Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-9.JPG
Các đợt ra quân bắt, khám xét hàng trăm đối tượng đặc biệt nguy hiểm trong các tổ chức tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, như: Khánh trắng ở Hà Nội, Trương Văn Cam ở TP.HCM; bắt và dẫn tội phạm trong các chuyên án ma túy lớn do Nguyễn Văn Tám, Hà Tý Tồ, Phạm Bá Dìn, Trịnh Nguyên Thủy cầm đầu, xóa các tụ điểm phức tạp về ma túy như ở Cầu Kho, quận 1, TP.HCM; vũ trường New century Hà Nội; các tụ điểm đánh bạc với quy mô lớn liên tỉnh, xuyên quốc gia. Ảnh: V.N
IMG_2698.JPG
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng CSCĐ đã triển khai các phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn hàng trăm mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Mỗi năm, CSCĐ bảo vệ và áp tải vận chuyển hàng chục nghìn chuyến hàng đặc biệt và bảo vệ hàng trăm hội nghị, sự kiện chính trị quan trọng diễn ra ở Trung ương và các địa phương. Ảnh: V.N

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, lực lượng CSCĐ luôn một lòng tận trung với Ðảng, tận hiếu với dân, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng, chủ động ra quân nhanh, trấn áp mạnh, đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch... Từ đó, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hội nhập trong tình hình mới.

Nghị quyết 12/2022 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” đã hoàn thiện thể chế về chính trị, pháp lý cho lực lượng CSCĐ.

Việc thông qua Luật CSCĐ tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã tạo điều kiện về cơ sở pháp lý, tăng cường sức mạnh cho lực lượng CAND đánh dấu bước đột phá chuyển mình, khẳng định vị trí vô cùng quan trọng của lực lượng CSCĐ trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Cscd-don-danh-hieu-anh-hung-luc-kuong-vtnd-100.JPG
Với những chiến công, thành tích xuất sắc trong chiến đấu, lực lượng CSCÐ đã được Ðảng, Nhà nước trao tặng ba Huân chương Hồ Chí Minh; sáu Huân chương Quân công; một Huân chương Lao động; 14 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; 22 Huân chương Chiến công; 11 tập thể, 16 cá nhân vinh dự được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ..... Ảnh: V.N
ky-niem-canh-sat-co-dong-thu-tuong.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Đảng, Nhà nước trao tặng bảng vàng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho lực lượng CSCĐ. Ảnh: V.N

Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống, lực lượng CSCÐ Việt Nam vinh dự được Ðảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân lần thứ 2 vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng CSCĐ đã viết lên truyền thống: Trung thành với Đảng - Đoàn kết kỉ cương - Dũng cảm kiên cường - Chính quy tinh nhuệ. Clip TVC: Bộ Tư lệnh CSCĐ

Đọc thêm