Cao tốc TP.HCM - Trung Lương khó mở rộng vì vướng quy định?

(PLO)- Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện nay cao tốc TP.HCM - Trung Lương khó đầu tư mở rộng theo hình thức BOT vì luật không cho phép.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo tiến độ dự kiến, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ hoàn thành tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2023.

Đến năm 2024, sẽ hoàn thành lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, quyết định đầu tư. Công trình dự kiến khởi công năm 2025, hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2027.

Tháng 8-2022, Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp về đề xuất đầu tư giai đoạn 2 cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận.

Bộ GTVT thống nhất nghiên cứu, đề xuất ít nhất 3 phương án đầu tư. Trong đó có phương án bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư theo hình thức đầu tư công; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT; đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BTL, BLT.

Sở GTVT cho rằng hiện nay các phương án đầu tư có một vài khó khăn, vướng mắc. Đơn cử như trường hợp đầu tư công thì việc đầu tư hoàn chỉnh cao tốc và các tuyến đường nối thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương. Tuy nhiên, hiện nay Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 chưa có dự án này.

Trong khi đó, trường hợp đầu tư PPP, loại hợp đồng BOT lại liên quan tới đường cũ đang khai thác (đã được đầu tư từ ngân sách Trung ương) và có tính chất trên đường cũ.

Vì vậy, Sở GTVT kiến nghị trường hợp đầu tư công, Bộ GTVT báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, bố trí vốn ngân sách Trung ương thực hiện dự án hoặc bố trí kết hợp vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương tham gia dự án.

Trường hợp đầu tư PPP, kiến nghị Chính phủ giao Bộ GTVT nghiên cứu dự án.

Trước đó, cả TP.HCM và tỉnh Long An đều kiến nghị Bộ GTVT sớm đầu tư hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Trong giai đoạn 1, cơ quan chức năng cũng đã giải phóng mặt bằng theo mặt cắt ngang quy hoạch, rất thuận lợi cho việc đầu tư mở rộng sau này.

Vì vậy, để sớm hoàn thành hệ thống đường cao tốc theo quy hoạch, phát huy hiệu quả khai thác các tuyến cao tốc, vành đai đang triển khai, việc sớm đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương là hết sức cần thiết.

Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương có chiều dài khoảng 62 km. Dự án đã đầu tư giai đoạn 1 và đưa vào khai thác từ tháng 2-2010

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

(PLO)- Ngày 24-2, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO1 đã được Đảng uỷ EVN chuẩn y tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ EVNGENCO1 và được Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVNGENCO1.