Khaled Sharrouf đã không ngần ngại chia sẻ bức ảnh cậu con trai mới lên bảy tuổi dùng hai tay nắm lấy thủ cấp đã bị cắt lìa của một binh sĩ Syria.
Ngoại trưởng Mỹ đã phải gọi đây là một trong những điều lo ngại nhất, một hình ảnh đau lòng và tồi tệ nhất từng được đăng tải. Ông John Kerry đã nhấn mạnh rằng “đứa trẻ ấy cần phải đến trường, cần được học về tương lai, được chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, không phải nắm lấy đầu người bị cắt lìa trên chiến trường”.
Con trai của Khaled Sharrouf đang cầm thủ cấp của binh sĩ Syria
Với những hành động hết sức dã man, Khaled được coi là “khủng bố tàn nhẫn nhất thế giới”. ISIL (nhà nước Hồi giáo) nhận định tội ác của Khaled đã vượt quá giới hạn đối với bất kì tiêu chuẩn nào, kể cả với nhóm khủng bố.
Khaled Sharrouf, sinh ra ở Australia vào tháng 2 năm 1981, sớm vướng vào các hành động bạo lực với người cha của mình. Thời niên thiếu đầy khó khăn của Khaled dành phần lớn ở các toà án trong và ngoài địa phương.
Khaled Sharrouf mắc hội chứng tâm thần phân liệt
Đặc biệt trong giai đoạn 1995-1998, Khaled bị cáo buộc sử dụng thường xuyên các chất kích thích như LSD và thuốc lắc, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh tâm thần phân liệt của Khaled. Năm 2007, một chuyên gia do tòa án chỉ định nói rằng Khaled rơi vào giai đoạn cấp tính chứng tâm thần phân liệt. Sau đó, Khaled được đưa đi chữa trị và đến năm 2009 thì hồi phục đáng kể.
Khaled từng bị kết án 5 năm và ba tháng tù giam. Tuy nhiên vì ông ta đã thực hiện hầu hết ngần ấy thời gian bị kết án trong khi chờ đợi tòa xét xử nên Khaled được thả ra chỉ ba tuần.
Vợ của Khaled, bà Tara Nettleton từng chia sẻ trước tòa xét xử Khaled những điều mà chồng bà muốn làm ngay khi được thả ra tù: “Ông ấy thường nói với tôi ông ấy rất buồn khi bỏ lỡ nhiều thời gian ở cạnh các con và rằng ông ấy không thể chờ thêm nữa để trở về nhà để có cơ hội lấy lại khoảng thời gian đã bỏ lỡ”.
Đó có lẽ chính là nguyên nhân xuất hiện nhiều hình ảnh cậu bé trong bộ trang phục của nhóm khủng bố, cầm súng và thậm chí vui vẻ chụp ảnh cùng đầu người bị cắt lìa.