Xác minh nội dung khiếu nại hành chính
Khi thời hạn xác minh nội dung khiếu nại đã hết mà người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao tiến hành xác minh nội dung khiếu nại chưa thực hiện xong việc xác minh thì người giải quyết khiếu nại xem xét gia hạn thời gian xác minh; việc gia hạn phải không làm cho thời gian giải quyết vượt quá thời hạn giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết.
Trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung và cử người đại diện trình bày thì thụ lý khi trong đơn có đầy đủ chữ ký của người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện trình bày nội dung khiếu nại.
Thông tư 02/2016/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 5-12 quy định.
Bảo vệ nghĩa trang được trợ cấp độc hại
Từ 10-12, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ sẽ được hưởng trợ cấp độc hại, cụ thể như sau:
Mức 1; hệ số phụ cấp độc hại, nguy hiểm 0,1 sẽ được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công việc gồm: Tổ chức tiếp đón, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng mộ liệt sĩ; Phục vụ lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ của các đoàn đại biểu đến viếng; Tiếp nhận, tổ chức an táng hài cốt liệt sĩ; Khai quật, lấy mẫu hài cốt liệt sĩ; Bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang.
Về phụ cấp, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng ½ ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Thông tư 30/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm công tác quản trang tại các nghĩa trang liệt sĩ, có hiệu lực thi hành từ ngày 10-12
Trình tự giải quyết tranh chấp về xây dựng
Việc giải quyết tranh chấp về chất lượng công trình được tiến hành theo trình tự: Tự thương lượng giữa các bên có tranh chấp; Lựa chọn, thỏa thuận và thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định tiến hành kiểm định đánh giá chất lượng bộ phận, hạng mục công trình, công trình xây dựng và đề xuất giải pháp khắc phục; Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án, thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15-12.
Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện
Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức, cá nhân được nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, trừ thủ tục hành chính yêu cầu tổ chức, cá nhân không được ủy quyền và phải có mặt trực tiếp để giải quyết.
Việc nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại các điểm phục vụ bưu chính của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Có thể ủy quyền cho người khác nhận hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính.
Phí và lệ phí giải quyết thủ tục hành chính (nếu có) được trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền; Trực tiếp nộp và chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền.
Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, có hiệu lực từ ngày 16/12.
Được nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện
Từ 1-12, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn các hành động gây nguy cơ xung đột thông tin trên mạng có nguồn gốc từ hệ thống thông tin của mình, cũng như hợp tác xác định nguồn gốc gây xung đột thông tin trên mạng, khắc phục hậu quả xung đột thông tin.
Bộ Công an chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an.
Nghị định 142/2016/NĐ-CP quy định về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12 quy định.
Xem thêm: Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 12-2016