Em Phạm Song Toàn được trao học bổng vì sự chính trực và lòng dũng cảm của Hội đồng giáo dục một trường quốc tế tại TP.HCM!
Lần đầu tiên trong vụ lộn xộn kỳ cục này tôi mới thấy một tin có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống và giáo dục.
Sau khi phản ánh cô giáo dạy toán "im như thóc", em Phạm Song Toàn đã phải xin chuyển trường. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Thông tin kỳ quặc về cô giáo “im như thóc”, thông tin kỳ quặc về việc buộc phải lên tiếng của Phạm Song Toàn giữa một tập thể những chàng trai - cô gái đang đến tuổi trưởng thành, sắp làm chủ số phận của mình nhưng không thể lên tiếng vì một hành xử trái luật kỳ quặc của giáo viên.
Khi đối diện với cách hành xử không đúng với vị trí và công việc của nhà giáo, lẽ ra, học trò phải bất bình lên tiếng, lẽ ra cơ chế kiểm soát của nhà trường phải biết, lẽ ra phụ huynh phải biết. Nhưng tất cả chỉ biết trong một buổi làm việc giữa các em học sinh với lãnh đạo sở GD&ĐT TP.HCM.
Lẽ ra, dù chậm, cái kết có hậu đã dừng lại ngay lúc em thốt ra lời cầu cứu về chuyện kỳ quặc quái đản của giờ toán thì nó lại tiếp tục trở thành bi kịch khi em bị dòm ngó, kỳ thị, nhà trường bình chân như vại. Đến mức, bà phó chủ tịch UBND thành phố phải lên tiếng để đưa ra phương án chuyển trường.
Một xã hội mà kẻ thực hiện lòng dũng cảm một cách chính đáng nhất đã vội vã đi vào đường cùng, úp mặt chạy trốn thì quả là tuyệt vọng!
Cái kết có hậu chỉ đến từ một Hội đồng giáo dục của một trường tư thục quốc tế; trong khi đáng lẽ, thành phố phải lấy chuyện này ra mà tuyên dương, tưởng thưởng về lòng dũng cảm chính trực của học sinh, làm gương sáng cho nhà trường, cho giới trẻ.
Thành phố không thể ủng hộ một giải pháp chạy trốn của em Song Toàn như thế, dù đau xót mà nói, trên thực tế quả thật giải pháp này lại tốt cho em.
Người cần phải lập tức rời bục giảng là cô giáo “im như thóc” - chứ không phải xuất hiện trên báo Dân Trí nói những điều vớ vẩn để thanh minh về sự “im như thóc” của mình.
Kế đến, những người cần phải rời vị trí gấp là ban giám hiệu của nhà trường ấy, bởi họ đã không có đủ độ chính trực để hành xử, để bảo vệ, che chở cho học trò tốt.
Hành xử bằng cách chần chừ, cù cưa, kéo dài… với những quy định, cơ chế, kiểm điểm... một cách giáo điều như thế thì còn gì là dạy dỗ?!
Hành xử mà để một học sinh chính trực và dũng cảm như thế đã không thể tin cậy môi trường giáo dục cũ nên phải chuyển trường thì còn gì là giáo dục? Hành xử đến nỗi để quan chức thành phố cũng ủng hộ giải pháp chuyển trường như thế thì còn gì là môi trường giáo dục?
Sự chính trực và lòng dũng cảm còn có chỗ đứng hay không?!
(PLO)- Công an tỉnh Lâm Đồng đang điều tra vụ người đàn ông nhảy cầu tại chợ Đà Lạt, thông tin ban đầu nghi do người này buồn bã sau khi bị hack tài khoản ngân hàng mất 2 tỉ đồng.
(PLO)- Động đất Myanmar: Chạy đua cứu người khi 'cánh cửa vàng' khép lại; Việt Nam cùng quốc tế chung tay hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất; Tạm giữ tài xế vụ xe khách lao xuống vực ở đèo Bảo Lộc; Cặp đôi nhiều lần trộm tiêu của người dân đang phơi đem bán; Bắt tài xế dùng gậy bóng chày đánh người chở bé gái đi học ở Bình Dương.
(PLO)- Linh mục Phêrô Phan Khắc Từ người có nhiều đóng góp trong việc vận động đồng bào Công giáo tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và hoạt động từ thiện xã hội đã qua đời ở tuổi 89.
(PLO)- Việc thu hút các 'đại bàng' công nghệ cao đến Việt Nam được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Nếu nhân lực công nghệ còn yếu sẽ khó tận dụng được hết những cơ hội trong làn sóng đầu tư mới.
(PLO)- Trải dài suốt 2km trên tuyến đường Ông Đồ Nghị, hàng cau vua Long An không chỉ mang đến vẻ đẹp xanh mát mà còn là niềm tự hào của người dân địa phương.
(PLO)- Để thu hút giảng viên giỏi, nhiều trường ĐH công lập sẵn sàng thưởng ngay 100-500 triệu đồng cho ứng viên đặc biệt trúng tuyển, chi hàng chục tỉ đồng cho tiến sĩ mới làm nghiên cứu.
(PLO)- Hiện tượng livestream ViruSs - Pháo không còn là câu chuyện cá nhân mà còn phản ánh văn hóa tiêu dùng bị lệch lạc, cần có sự điều chỉnh kịp thời.
(PLO)- Livestream ViruSs-Pháo thu hút một lượng lớn người theo dõi cho thấy sự quan tâm quá mức của công chúng đối với những nội dung tiêu cực thay vì những thông tin hữu ích và có giá trị trên mạng xã hội. Các chuyên gia văn hóa lo ngại sự một lệch chuẩn tập thể.
(PLO)- Giải chạy học sinh S-Race 2025 với thông điệp "Vì tầm vóc Việt" đã thu hút 10.548 vận động viên tham gia, trong đó có 4.283 vận động viên chạy tại Quảng trường Trần Phú (Hà Tĩnh) và 6.265 vận động viên chạy hưởng ứng tại 11 điểm hưởng ứng trên toàn tỉnh.
(PLO)- Việc lựa chọn những chiếc áo hay những vật dụng khác như ly nước, kẹp tóc in hình lá cờ Việt Nam không chỉ đơn thuần là trào lưu của giới trẻ mà hơn cả, đó là cách mà các bạn trẻ muốn lan tỏa tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
(PLO)- TP.HCM đang gấp rút thi công khán đài để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tạo nên không khí sôi động tại các tuyến đường trung tâm.
(PLO)- Bé trai trong lúc chơi đùa đã nuốt phải chiếc đinh dài 3cm, nhập viện với biểu hiện nôn ói, đau họng. Bệnh nhân được nội soi gắp cây đinh sắt ra khỏi tá tràng.
(PLO)- Sử dụng trang phục hay những vật dụng thường ngày in hình lá cờ Việt Nam không chỉ đơn thuần là trào lưu của giới trẻ mà đây còn là cách thể hiện niềm tự hào sâu sắc với lịch sử dân tộc, giới trẻ háo hức đón 30-4.
(PLO)- Từ 4 giờ sáng, hàng chục chiến sĩ làm nhiệm vụ nuôi quân tại nhà ăn Quân đoàn 34 (TP Dĩ An, Bình Dương) đã tất bật chuẩn bị bữa sáng cho các cán bộ, chiến sĩ để họ chuẩn bị bước vào một ngày tập luyện cho sự kiện diễu binh 30-4 sắp tới.
(PLO)-Dự án "Yêu lắm Việt Nam" do Báo Nhân Dân chủ trì, triển khai tại Đắk Lắk sẽ quảng bá hình ảnh, con người địa phương đến du khách trong nước và quốc tế.
(PLO)- Ngày 28-3, tại hội trường Văn phòng đại diện Hội Nhà báo Việt Nam (TP.HCM) đã tổ chức khai giảng lớp học “Ảnh báo chí và phương pháp thực hiện câu chuyện ảnh".