Bộ Giáo dục đề xuất ba phương án môn thi trong kỳ thi quốc gia và đang được dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng dù hình thức nào vẫn gây tốn kém lãng phí toàn xã hội và không hiệu quả. Là người có nhiều năm giảng dạy ở nước ngoài lẫn trong nước, GS Nguyễn Đăng Hưng có những phân tích chuyên sâu về vấn đề này.
Không có kỳ thi phổ thông toàn quốc
. Phóng viên: Cả ba phương án cải tổ cho kỳ thi đều buộc học sinh phải ôn luyện từ tám đến 11 môn học. Như vậy có quá tải với học sinh không, thưa giáo sư?
. Nghĩa là Bộ Giáo dục không can thiệp vào việc có thi hay không và nếu có cũng không can thiệp đề thi... từ phổ thông đến ĐH?
+ Hầu hết các trường được tự do, tự chủ quyết định việc này. Hầu hết các trường ĐH đều không phải thi. Tuy nhiên, với một số ngành kỹ thuật thì yêu cầu bắt buộc các trường đặt ra là thi môn toán. Chẳng hạn, ở Pháp các trường kỹ thuật danh giá như CĐ Bách khoa Pháp, CĐ Điện Paris... thì thi 10 người chỉ lấy một. Hay tại Bỉ các ngành kỹ sư bắt buộc phải thi môn toán. Và trong môn toán này phải thi đến sáu loại toán cao cấp: toán hình, toán số... đủ loại toán. Bởi họ quan niệm ngành này đào tạo kỹ sư, nếu toán không giỏi thì làm sao học được. Khi ra trường ngành này đòi hỏi sự chính xác rất cao và liên quan đến nhiều người. Chẳng hạn, anh thiết kế một cây cầu, một chiếc xe hơi... nếu có sai số thì anh gây thiệt hại đến hàng trăm ngàn người.
. Vậy tại sao lại chỉ thi môn toán mà không thi cả lý và hóa?
+ Họ quan niệm nếu đã giỏi toán thì môn lý, hóa chắc chắn sẽ giỏi.
. Việc thi cử có bị áp lực hay yêu cầu về chỉ tiêu số lượng không, thưa ông?
+ Họ chỉ yêu cầu, chẳng hạn một trường ĐH được nhà nước trả lương cho 500 giáo sư, 1.000 giảng viên, 1.000 trợ lý. Anh không được bổ nhiệm quá số lượng này, nếu quá trường phải tự trả. Với số giảng viên này trường phải đảm bảo mỗi năm sẽ xét tuyển được bao nhiêu sinh viên, nếu ít hơn thì sang năm sẽ bị cắt bớt số giảng viên. Nghĩa là nhà nước khuyến khích đi học, họ tính đầu vào chứ không tính đầu ra nên không thể tiêu cực được. Nên học 1.000 thì ra chỉ 500 là chuyện bình thường.
Các thí sinh ôn bài trước khi vào phòng thi THPT năm 2014 tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Không thể có chuyện tiêu cực
. Được biết ngay cả phổ thông chứ không chỉ ĐH, nếu không đủ điểm cũng không được tốt nghiệp?
+ Đúng vậy, với những trường kỹ thuật hay ngành xã hội đều thế. Chẳng hạn, với ngành xã hội nhân văn, như văn chương, luật thì ghi danh thoải mái nhưng thi vào 200 thì ra trường còn 150 thôi. Một nửa sinh viên chưa ra trường được phải chờ để thi tốt nghiệp năm sau. Nhưng ngay cả năm sau cũng chỉ đỗ khoảng 80% mà thôi. Thậm chí có nhiều sinh viên sau khi thi tới bốn lần không đỗ nên buộc phải đổi ngành khác mà học.
. Chẳng lẽ không có tình trạng học sinh mua điểm hoặc học sinh thông đồng với giáo viên để có thể tốt nghiệp hoặc vào trường?
+ Làm giáo dục trên 50 năm rồi tôi chưa từng thấy trường hợp nào như vậy cả. Vì lương của các giáo sư tại Bỉ cao nhất nước, lương bằng cấp bộ trưởng, khoảng 6.000 euro/tháng (gần 200 triệu đồng). Và mỗi tuần như tôi chỉ phải dạy năm tiếng, thời gian còn lại được tự do và họ thường dành thời gian nghiên cứu. Chính vì vậy họ không vì một chút tiền để khi bị phát hiện sẽ mất uy tín, mất chức. Hơn nữa đây là một nền giáo dục lấy căn bản đạo đức cuộc đời là tính trung thực của mọi người. Sự trung thực từ một anh thợ đến anh kỹ sư. Anh thợ có đo chính xác bề dày của vết nứt thì anh kỹ sư mới tính toán chính xác được. Nếu tính sai, gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị bỏ tù. Vì thế không có sự gian dối.
. Vậy làm sao để có thể không có tiêu cực nếu chúng ta bỏ kỳ thi ĐH hoặc phổ thông ở Việt Nam?
+ Sợ tiêu cực, đó là vì xã hội ta đã tạo ra nhiều con người tiêu cực. Và chính sách hiện nay không đủ cho người ta sống, giáo viên lương ba cọc ba đồng nên họ phải kiếm thêm thu nhập. Cải tổ giáo dục là phải cải tổ lương cho giáo viên, cải tổ cách chọn lựa thầy, lựa sách, đào tạo, tránh để tình trạng thầy không ra thầy trò không ra trò. Chẳng hạn, với các trường sư phạm đầu tư đúng nghĩa và các thầy phải thật tốt. Siết những người thầy tương lai để tạo ra những con người trí tuệ thực sự. Và học làm thầy đã khó thì ra trường phải trả lương để họ đủ nuôi gia đình và xã hội trọng vọng. Nếu xảy ra tiêu cực bị cách chức, bị chê cười thì ai dám làm.
. Xin cảm ơn Giáo sư.
YÊN TRANG thực hiện
Bài học từ Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc Việt Nam giống Thổ Nhĩ Kỳ những năm đầu thế kỷ trước. Khi ấy từ phổ thông lên ĐH đều bị đạo Hồi chi phối. Phụ nữ không được đi học và muốn làm giáo sư phải có tư tưởng về đạo Hồi... Trong khi nước này 97% là người theo đạo Hồi, thần quyền lấn át xã hội. Vậy làm sao để đưa tư tưởng của đạo Hồi này ra khỏi các trường được. Lúc này nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal vốn là nhà binh, sau cuộc đảo chính lên nắm quyền tổng thống. Ông muốn thay đổi đất nước để theo kịp Tây phương về học thuật và công nghệ. Vì ông cho rằng chỉ có như vậy mới đưa đất nước này phát triển mạnh mẽ. Hè 1924, Tổng thống Mustafa Kemal cho mời một người Mỹ có tên là John Dewey về thủ đô Ankara tư vấn trực tiếp cho ông trong việc cải tổ giáo dục. Từ đây phát xuất ra phương án thống nhất nền giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ được ban bố. John Dewey thậm chí còn được đặt trên cả bộ trưởng Giáo dục. Ông có toàn quyền quyết định tổ chức lại nhân sự và mọi yêu cầu của ông là mệnh lệnh. Ông chọn người Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ hay người Thổ Nhĩ Kỳ ở các nước về làm việc và chính phủ trả lương... Sau sáu tháng có một ban bệ mới và năm sau bắt đầu dạy học. Sau ba năm đất nước này đã có nền giáo dục hoàn thiện. Phương án này đã cho phép chấm dứt việc can dự của thần quyền giáo điều vào nền giáo dục Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép cha già dân tộc Mustafa Kemal đưa đất nước Thổ Nhĩ Kỳ vào quỹ đạo phát triển và theo kịp phương Tây những năm sau đó! Hay tại Hàn Quốc thời Bạc Trung Hi những năm 1960 khi lên cầm quyền ông rất độc tài. Nhưng chính vì thế kỹ thuật công nghệ nước này mới có ngày nay. Họ chọn lựa theo Tây phương về giáo dục. Chọn lựa những người giỏi nhất thế giới về dạy học và cử người qua châu Âu học... Chúng ta không cần sáng tạo gì cả mà chỉ cần bê nguyên mẫu về để học là đủ rồi. GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG Con đường đến ĐH ở nước khác ra sao? Singapore: Xét tốt nghiệp bậc giáo dục phổ thông và xét tuyển ĐH. Cấp tiểu học kéo dài sáu năm, trung học kéo dài từ bốn năm (hệ đặc biệt) đến năm năm (hệ thường). Sau khi hoàn thành hai cấp học này, nghĩa là vào lứa tuổi 16-17, học sinh sẽ lựa chọn phương án đào tạo kế tiếp mà mình mong muốn, đó là: THPT (hai năm), Trường Polytechnic - đào tạo công nghệ và kỹ thuật (3-4 năm) và trung tâm dự bị ĐH (ba năm). Cấp học này tương đương với lớp 11 và lớp 12 của hệ thống giáo dục Việt Nam. Hai trường ĐH của Singapore là ĐH Quốc gia Singapore và ĐH Kỹ thuật Nanyang sẽ nhận hồ sơ xét tuyển của học viên. Tiêu chí xét tuyển dựa trên điểm số đạt được từ kỳ thi GCE - General Certificate of Education“A” Level tổ chức toàn quốc. Học sinh các trường THPT và các trường dự bị ĐH sẽ được tổ chức thi vào năm cuối của chương trình học. Nhật Bản: Để được xét tuyển vào ĐH, học sinh phải hoàn thành một kỳ thi do Hội đồng khảo thí Quốc gia về tuyển sinh ĐH đưa ra từ năm 1990. Bài thi này là tiêu chuẩn kết thúc quá trình đào tạo phổ thông và xét tuyển trình độ vào ĐH. TRUNG NHÂN |