Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ các cơ quan báo chí TP.HCM

(PLO)-  Chủ tịch nước đã biểu dương, đánh giá cao các cơ quan báo chí TP.HCM với những tác phẩm thể hiện sự trăn trở, phản ánh đúng thực tiễn và đóng góp cho sự phát triển TP.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều tối 20-6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP.HCM đã gặp gỡ các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 97 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2022).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: THU THẢO

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: THU THẢO

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chúc mừng đến đội ngũ người làm báo TP.HCM và mong các cơ quan báo chí tại TP sẽ đoàn kết, quyết tâm đổi mới, đóng góp vào sự nghiệp của cả nước.

Theo Chủ tịch nước, báo chí có vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước đi vào cuộc sống.

Trong bối cảnh dịch COVID-19, các phóng viên, nhà báo đều lăn xả vào các nơi có diễn biến dịch phức tạp nhất để thể hiện tình hình phòng chống dịch của TP cũng như cả nước. Nhiều phóng viên, nhà báo nhiễm bệnh nhưng không ngại khó khăn, đi sâu đi sát vào phong trào chống dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng quà và chúc mừng lãnh đạo các cơ quan báo chí TP.HCM. Ảnh: THU THẢO

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi tặng quà và chúc mừng lãnh đạo các cơ quan báo chí TP.HCM. Ảnh: THU THẢO

Thay mặt lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chủ tịch nước đã biểu dương, đánh giá cao các cơ quan báo chí TP với những tác phẩm thể hiện sự trăn trở, phản ánh đúng thực tiễn, những tấm gương lao mình vào cứu trợ nhân dân, phục hồi sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương của TP.

Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị báo chí cần tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đề cập hơn nữa những vấn đề mà người dân quan tâm, tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân phản ánh tâm tư, nguyện vọng.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, xã hội, thúc đẩy phát triền toàn diện trên tất cả lĩnh vực kinh tế - xã hội để xây dựng một TP văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của người dân TP và nhân dân cả nước.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, TP.HCM được như ngày hôm nay có sự đóng góp của các cơ quan báo chí. Trong đó, báo chí đã đóng góp nhiều ý kiến, định hướng, giải pháp để TP phát triển bức phá trong thời gian qua. Đồng thời, huy động vật lực, tài lực, trí tuệ để đóng góp cho TP.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: THU THẢO

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: THU THẢO

Chủ tịch UBND TP.HCM mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của cơ quan báo chí trong thời gian tới. Trong đó, các cơ quan báo chí tiếp tục phản ánh kịp thời đối với sự vận động trưởng thành của TP, tham gia phản biện xã hội, kể cả những mặt chưa hoàn thiện, chỉ ra những điểm cần được cải thiện, những tiêu cực để đấu tranh, xây dựng TP tốt hơn.

Mong Chủ tịch nước quan tâm chuyển đổi số

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Nhà báo Lý Việt Trung, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM, bày tỏ sự xúc động vì sự quan tâm, động viên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành cho đội ngũ người làm báo.

Nhà báo Lý Việt Trung, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM. Ảnh: THU THẢO

Nhà báo Lý Việt Trung, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM. Ảnh: THU THẢO

Theo bà Trung, chính tình cảm, niềm tin đó là nguồn động viên lớn lao giúp những người làm báo vượt qua mọi khó khăn, không ngừng trau dồi nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, luôn đổi mới, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc ngày một tốt hơn và đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho sự phát triển của đất nước.

Đồng thời đặt ra một yêu cầu cao cho người làm báo là phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất vì đất nước, vì nhân dân.

Bà cũng mong Chủ tịch nước quan tâm chỉ đạo các bộ, ngành trung ương hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy nhanh chuyển đổi số. Kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu hoàn thiện các quy định quản lý chặt chẽ hoạt động kinh tế của các nền tảng này để vừa không thất thu thuế, vừa tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh…

Kiến nghị giảm thuế cho cơ quan báo chí

Chia sẻ về hình ảnh báo chí lăn xả trên mặt trận chống dịch, Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, cho biết cũng như nhiều cơ quan báo chí khác, những người làm báo Báo Thanh Niên trong những ngày khốc liệt đã trả giá rất đắt về nhân mạng, kinh tế báo chí, trong đó báo in đã tạm ngừng xuất bản trong 15 ngày.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên. Ảnh: THU THẢO

Nhà báo Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên. Ảnh: THU THẢO

"Trong 15 ngày, chúng tôi hiểu được tình người, sự tử tế, bao dung của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Chủ tịch nước đã gọi điện thăm hỏi... Từ đó, thôi thúc báo Thanh Niên phải sống hào hiệp hơn, nhân văn hơn, tử tế hơn, tin cậy hơn" - ông Toàn nói.

Tổng biên tập Báo Thanh Niên kiến nghị Chủ tịch nước quan tâm, có ý kiến với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế giảm thuế cho cơ quan báo chí chính thống, để báo chí phản bác các thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm