Hình ảnh Tào Tháo qua các bức họa. (Nguồn: Internet)
Thắc mắc trên được hơn 20 chuyên gia, nhà nghiên cứu Trung Quốc cùng đưa ra trao đổi, thảo luận tại Diễn đàn Văn hóa Tam Quốc vừa tổ chức tại tỉnh Tô Châu ngày 21/8 vừa qua.
Mạng Tin tức Trung Quốc dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Văn học nghệ thuật và thư họa tỉnh Hà Nam Lâm Khuê Thành, cho rằng Tào Tháo khi sống lần lượt được phong các tước vị Ngụy Công, Ngụy Vương. Còn sau này, khi qua đời Tào Tháo mang hiệu Vũ Vương, tiếp đó Tào Phi lên ngôi hoàng đế đã tôn xưng cho cha là Thái tổ Vũ Hoàng đế.
Chuyên gia họ Lâm khẳng định, trước khi mang hiệu Thái tổ Vũ Hoàng đế mọi người đều bắt buộc phải gọi Tào Tháo là Ngụy Vương. Mặt khác, lịch sử không hề ghi lại chi tiết nào cho thấy Tào Tháo được gọi là Ngụy Vũ Vương hoặc liên quan đến tước vị này. Do vậy, trong chế độ phong kiến với những quy định chặt chẽ, hà khắc giả thiết về một tên gọi khác khắc trên bia đá đặt trong mộ Tào Tháo là không có cơ sở.
Tương tự, Chủ nhiệm Ủy ban giám định thư họa Tô Châu Lý Lộ Bình, nhận định hình dáng cũng như cách viết của ba chữ Ngụy Vũ Vương trên các bia đá khai quật được tại mộ Tào Tháo giống hệt những chữ viết tại một ngôi mộ cổ tìm thấy năm 1998 tại An Dương, Hà Nam. Do đó, đây có thể là những tác phẩm ngụy tạo của cùng người làm ra.
Tào Tháo (155-220) là người lập nên quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế lẫn quân sự trong thời Tam Quốc (208-280), được người đời sau ca ngợi vì tài năng quân sự, chính trị. Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa qua cho rằng đã tìm thấy nơi yên nghỉ của Tào Tháo tại thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, Hà Nam./.
Mạng Tin tức Trung Quốc dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban Văn học nghệ thuật và thư họa tỉnh Hà Nam Lâm Khuê Thành, cho rằng Tào Tháo khi sống lần lượt được phong các tước vị Ngụy Công, Ngụy Vương. Còn sau này, khi qua đời Tào Tháo mang hiệu Vũ Vương, tiếp đó Tào Phi lên ngôi hoàng đế đã tôn xưng cho cha là Thái tổ Vũ Hoàng đế.
Chuyên gia họ Lâm khẳng định, trước khi mang hiệu Thái tổ Vũ Hoàng đế mọi người đều bắt buộc phải gọi Tào Tháo là Ngụy Vương. Mặt khác, lịch sử không hề ghi lại chi tiết nào cho thấy Tào Tháo được gọi là Ngụy Vũ Vương hoặc liên quan đến tước vị này. Do vậy, trong chế độ phong kiến với những quy định chặt chẽ, hà khắc giả thiết về một tên gọi khác khắc trên bia đá đặt trong mộ Tào Tháo là không có cơ sở.
Tương tự, Chủ nhiệm Ủy ban giám định thư họa Tô Châu Lý Lộ Bình, nhận định hình dáng cũng như cách viết của ba chữ Ngụy Vũ Vương trên các bia đá khai quật được tại mộ Tào Tháo giống hệt những chữ viết tại một ngôi mộ cổ tìm thấy năm 1998 tại An Dương, Hà Nam. Do đó, đây có thể là những tác phẩm ngụy tạo của cùng người làm ra.
Tào Tháo (155-220) là người lập nên quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế lẫn quân sự trong thời Tam Quốc (208-280), được người đời sau ca ngợi vì tài năng quân sự, chính trị. Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa qua cho rằng đã tìm thấy nơi yên nghỉ của Tào Tháo tại thôn Tây Cao Huyệt, xã An Phong, huyện An Dương, Hà Nam./.
Theo Xuân Vịnh/Bắc Kinh (Vietnam+)