Chùm ảnh: Lễ kỳ siêu cho nạn nhân mất vì COVID-19

(PLO)- Để tưởng nhớ và tri ân đồng bào đã mất vì đại dịch COVID-19, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức Đại lễ Tưởng niệm - Kỳ siêu cho các nạn nhân tại Việt Nam Quốc Tự (quận 10, TP.HCM) vào sáng ngày 18-8.
Sáng ngày 18-8, Lễ khai mạc Đại lễ Tưởng niệm - Kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 thu hút đông đảo phật tử và người dân đến tham dự.

Sáng ngày 18-8, Lễ khai mạc Đại lễ Tưởng niệm - Kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19 thu hút đông đảo phật tử và người dân đến tham dự.

Đến tham dự buổi lễ có ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.

Đến tham dự buổi lễ có ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM.

Đúng 8h, Đại lễ bắt đầu, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng (giữa), Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng nghi lễ mang kiềng trì và trầm hương tiến vào lễ đài.

Đúng 8h, Đại lễ bắt đầu, Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng (giữa), Quyền Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng nghi lễ mang kiềng trì và trầm hương tiến vào lễ đài.

Không khí trang nghiêm trong tiếng kiềng trì, khói tỏa trầm hương.

Không khí trang nghiêm trong tiếng kiềng trì, khói tỏa trầm hương.

Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng lên trước áng thờ thắp hương trước bàn thờ Phật Thích Ca.

Đại lão Hòa Thượng Thích Trí Quảng lên trước áng thờ thắp hương trước bàn thờ Phật Thích Ca.

Tất cả chư tăng, phật tử hướng về chánh điện, đọc kinh tưởng nhớ những nạn nhân đã qua đời vì đại dịch COVID-19.

Tất cả chư tăng, phật tử hướng về chánh điện, đọc kinh tưởng nhớ những nạn nhân đã qua đời vì đại dịch COVID-19.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cho biết, trải qua một năm, TP.HCM đã thay đổi và phát triển trở lại, nhưng trong lòng người vẫn còn những ẩn khuất, chưa giải tỏa được. Qua đại lễ, chúng ta giải tỏa được tất cả những ẩn khuất đó, để những người quá cố có thể về cõi Phật, tái sanh trở lại trên cuộc đời này và cùng chúng ta xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng cho biết, trải qua một năm, TP.HCM đã thay đổi và phát triển trở lại, nhưng trong lòng người vẫn còn những ẩn khuất, chưa giải tỏa được. Qua đại lễ, chúng ta giải tỏa được tất cả những ẩn khuất đó, để những người quá cố có thể về cõi Phật, tái sanh trở lại trên cuộc đời này và cùng chúng ta xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trên bàn thờ Tam bảo đặt nhiều nến, hoa và trầm hương. Trong khói trầm quyện tỏa, các chư tăng cầu nguyện cho nạn nhân tử vong trong đại dịch bệnh COVID-19 thoát khỏi ải khổ đau, siêu sinh tịnh độ, dịch bệnh mau chóng được đầy lùi.

Trên bàn thờ Tam bảo đặt nhiều nến, hoa và trầm hương. Trong khói trầm quyện tỏa, các chư tăng cầu nguyện cho nạn nhân tử vong trong đại dịch bệnh COVID-19 thoát khỏi ải khổ đau, siêu sinh tịnh độ, dịch bệnh mau chóng được đầy lùi.

Sau phần đại lễ, các chư tăng cùng lãnh đạo thành phố tiến đến bia tưởng niệm nạn nhân đã mất vì COVID-19 để tiếp tục thắp hương và đọc kinh cầu siêu.

Sau phần đại lễ, các chư tăng cùng lãnh đạo thành phố tiến đến bia tưởng niệm nạn nhân đã mất vì COVID-19 để tiếp tục thắp hương và đọc kinh cầu siêu.

Tấm bia tưởng niệm được đặt trang nghiêm tại một góc trong Việt Nam Quốc tự. Tính đến nay, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 43.000 người dân Việt Nam.

Tấm bia tưởng niệm được đặt trang nghiêm tại một góc trong Việt Nam Quốc tự. Tính đến nay, COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 43.000 người dân Việt Nam.

Sau phần đại lễ khai mạc là phần nghi thức tưởng niệm truyền thống được thực hiện bởi các phật tử, người thân của các nạn nhân mất vì COVID và các chư tăng.

Sau phần đại lễ khai mạc là phần nghi thức tưởng niệm truyền thống được thực hiện bởi các phật tử, người thân của các nạn nhân mất vì COVID và các chư tăng.

Theo quan niệm Phật giáo, bằng Phật lực gia trì, năng lực cầu nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni, cũng như các phật tử ở nơi đây sẽ giúp an ủi những linh hồn đã khuất.

Theo quan niệm Phật giáo, bằng Phật lực gia trì, năng lực cầu nguyện của chư Tôn đức Tăng Ni, cũng như các phật tử ở nơi đây sẽ giúp an ủi những linh hồn đã khuất.

Tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh...
Tiếng kinh siêu độ, một dạ chí thành, lắng lòng thanh tịnh...
Cũng theo quan niệm của nhà Phật, âm có siêu thì dương mới thịnh, người thác có yên lòng, người sống mới an tâm.

Cũng theo quan niệm của nhà Phật, âm có siêu thì dương mới thịnh, người thác có yên lòng, người sống mới an tâm.

Cô Hoa Tâm (TP Thủ Đức) cho biết: "Đại dịch đã qua nhưng những đau thương vẫn còn day dứt. Trong tâm niệm hướng về những người đã không may ra đi vì đại dịch, tôi mong người thân, bạn bè an nghỉ. Mong cho đại dịch sẽ mãi mãi chấm dứt".

Cô Hoa Tâm (TP Thủ Đức) cho biết: "Đại dịch đã qua nhưng những đau thương vẫn còn day dứt. Trong tâm niệm hướng về những người đã không may ra đi vì đại dịch, tôi mong người thân, bạn bè an nghỉ. Mong cho đại dịch sẽ mãi mãi chấm dứt".

Nhiều gia đình viết thông tin người thân để nhờ các chư tăng cầu siêu.
Nhiều gia đình viết thông tin người thân để nhờ các chư tăng cầu siêu.
Nhiều người dân đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, tuy gia đình không có người thân mất trong đại dịch vừa qua nhưng cũng phát tâm đến để san sẻ nỗi đau, cầu siêu cho người đã mất. Đại lễ sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 18 đến 20-8).

Nhiều người dân đến từ các quận, huyện trên địa bàn TP.HCM, tuy gia đình không có người thân mất trong đại dịch vừa qua nhưng cũng phát tâm đến để san sẻ nỗi đau, cầu siêu cho người đã mất. Đại lễ sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 18 đến 20-8).

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm