Chuyên gia nói về ám sát trong chính trị quốc tế

Có thể kể đến vụ tướng Qassem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds, bộ phận chịu trách nhiệm chính cho các hoạt động quân sự bí mật và ngoài lãnh thổ Iran của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) - hồi tháng 1 tại Baghdad (Iraq). Vụ nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny được cho là bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok tại Nga hồi tháng 8. Hay gần nhất là vụ nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát ngay bên ngoài thủ đô Tehran (Iran) cuối tháng 11.

Hiện trường tướng Qassem Soleimani bị ám sát ở Baghdad (Iraq) ngày 11-1. Ảnh: FOX NEWS

Hãng tin Sputnik đã có buổi phỏng vấn TS Paul Maddrell, một giảng viên về lịch sử thế giới và quan hệ đối ngoại tại ĐH Loughborough (Anh), về chuyện ám sát trong chính trị quốc tế. 
Theo ông, chuyện ám sát đã trở nên thường xuyên hơn trong những năm gần đây và giờ đã trở thành một đặc trưng chính của xung đột và chính trị quốc tế. Trong bối cảnh khủng bố gia tăng ở thế kỷ 21, nhiều chính phủ đã viện tới biện pháp ám sát như một phương tiện hiệu quả hơn trong bảo vệ công dân và phá hủy hoạt động của các tổ chức mà các nước này cho là khủng bố.
Các công nghệ mới như thiết bị tự hành và trí tuệ nhân tạo giúp việc theo dõi và hành động dễ dàng hơn, cho phép các chính phủ thực hiện vụ ám sát từ xa mà không phải tiếp cận gần, có thể kích hoạt ra tay ở khoảng cách hàng ngàn kilomet với mục tiêu.
Sputnik có một câu hỏi với ông Maddrell rằng liệu có trường hợp ám sát nào gần đây mà thực sự ngăn chặn được một cuộc xung đột lớn không. Theo ông Maddrell, hiếm có nước dùng ám sát như một biện pháp ngăn chặn, nếu có thì chỉ có Israel. Chẳng hạn, chuyện giết ông Fakhrizadeh sẽ không thể ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, vì phát triển chương trình có cả một ban bệ nhiều thành phần, không phải chỉ mỗi cá nhân này. 
Ông Maddrell dự đoán thời gian tới tình trạng ám sát các nhân vật cấp cao sẽ còn nhiều hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm