Thấy khách trả giá, “cò” Tấn hạ xuống 250.000 đồng. Sau đó, “cò” đưa khách vào sân BV rồi gọi điện cho một bác sĩ tên Uyên. Điện thoại xong, ông ta cho số điện thoại của bác sĩ và hướng dẫn: “Lên lầu một, đứng ở cửa sắt gọi điện, bác sĩ sẽ ra đón”.
Chúng tôi lên khoa ngoại 4. Tại đây, có rất nhiều người đang ngồi dọc hai bên hành lang chờ khám bệnh. Khi chúng tôi gọi, lập tức bác sĩ Uyên bước ra từ phòng điều dưỡng trưởng và dẫn vào phòng.Tại căn phòng để giày dép, quần áo, bác sĩ Uyên kiểm tra rồi vui vẻ trấn an: “Em bình thường, không có u đâu...”. Nghe bệnh nhân nói muốn siêu âm cho chắc, bác sĩ Uyên viết giấy chỉ định bảo: “Làm ở trong BV cũng được, hoặc xuống tìm ông lúc nãy đưa đi”.
Vị bác sĩ này còn chìa ra danh thiếp ghi “Trần Thị Yến Uyên, bác sĩ chuyên khoa II” và dặn: “Nếu có người quen đi khám thì gọi”. Chúng tôi được “cò” Tấn đón dưới sân và tiếp tục đưa qua phòng siêu âm số 48B Nguyễn Huy Lượng (bên kia đường). Nhân viên tại đây yêu cầu đóng 100.000 đồng siêu âm, không ghi biên lai. Bác sĩ Hồ Nữ Băng Giang vừa siêu âm vừa hỏi về giá tiền chúng tôi phải chi cho “cò” Tấn.
Thắng
Bà Phượng nhanh chóng mang tất cả đến quầy phát số thứ tự. Sau vài phút trao đổi với nhân viên tại đây, bà mang sổ của chúng tôi ra (có kèm phiếu thứ tự vào phòng khám) và dẫn khách đến thẳng phòng số 2 khám tổng quát. Chỉ mất chưa đầy năm phút, khách đã vào được phòng khám bệnh, trong khi hàng trăm bệnh nhân khác vẫn ngóng trông đến lượt số của mình.
Đợi khoảng bốn bệnh nhân, tôi đã được bác sĩ khám bệnh, chỉ định siêu âm. Hộ lý Phượng cũng cho số điện thoại để có ai quen cần khám thì gọi cho bà. “Qua mấy thằng ngoài đó tốn tiền hơn” - bà chau mày. Sau đó, “cò” Dũng lại dẫn chúng tôi qua phòng siêu âm nằm bên trong nhà thuốc tây Bảo Anh (22 Nơ Trang Long) với giá siêu âm thận 100.000 đồng.
Chúng tôi được bảo vệ Lê Quốc Cường hướng dẫn đóng tiền, nhận sổ khám bệnh và nộp vào quầy chờ nhận số thứ tự vào khám bệnh. Chừng 10 phút sau, chúng tôi nhận được số 4042. Nhìn bảng điện chỉ mới hiện đến lượt khám số 4013, chúng tôi le lưỡi: “Chắc đợi tới trưa quá?”. Cường bảo yên tâm đứng ở góc cầu thang chờ để anh ta tìm cách được vào khám sớm.
Đi đâu đó chừng vài phút, Cường trở lại dúi vào tay chúng tôi số thứ tự 4016 và lấy lại số 4042. Vừa nhận số do Cường đưa, chỉ năm phút sau, bảng điện đã hiện đến lượt. Chúng tôi bước vào khám trước cái nhìn bực dọc của những bệnh nhân đang chờ đợi.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Dũng chỉ hỏi vài câu rồi cho chúng tôi chỉ định nội soi dạ dày. Xem tờ chỉ định, Cường lại dẫn chúng tôi lên lầu nộp giấy tờ tại phòng 207 và ra dấu cho người nữ điều dưỡng nhận hồ sơ tại đây.Chỉ đợi hơn nửa giờ, từ 8g45-9g20, chúng tôi đã được làm nội soi dạ dày. Trong khi đó, nhiều người cho biết họ phải chờ từ một giờ đến một giờ rưỡi mới được vào nội soi.
Chúng tôi hoàn thành việc khám bệnh lúc 10g, sớm hơn nhiều bệnh nhân khác đến cùng thời điểm. Đề cập tiền “cò”, Cường bảo: “Đưa bao nhiêu thì đưa”. Chúng tôi đưa cho anh ta 50.000 đồng và Cường nhận ngay.Trở lại đây vào các ngày 27-4 và 3-5, lúc 6g sáng, chúng tôi thấy có “kẽ hở” trong khâu phát số thứ tự. Bệnh nhân đến sớm phải lấy số thứ tự đóng tiền, sau đó mới được phát số thứ tự vào phòng khám bệnh. Chính tổ trưởng bảo vệ Phạm Văn Long là người trực tiếp bấm số thứ tự vào phòng khám để phát cho bệnh nhân.
Dù người bệnh được gọi theo thứ tự đóng tiền, nhưng tại đây có sáu phòng khám tùy theo loại bệnh, nên bệnh nhân rất khó kiểm chứng số thứ tự vào phòng khám của mình có được phát đúng hay không. Không biết anh tổ trưởng bấm số thứ tự phát cho bệnh nhân thế nào mà lần lượt trong sáng 27-4 và 3-5, chỉ cần “nói nhỏ” với bảo vệ Cường, một bệnh nhân ở Đà Lạt và cả chúng tôi chẳng cần chờ gọi theo danh sách đóng tiền mà nghiễm nhiên nhận được các số thứ tự đầu tiên 4001 và 2001 để có thể vào phòng khám số 4 và số 2 ngay khi các phòng còn chưa có bác sĩ.
“Cò” tung hoành Tại BV ĐH Y dược TP.HCM hiện nay có đội quân “cò” lên đến gần 20 người, thường xuyên bám trụ hoạt động tại BV này từ 4g sáng cho đến khi BV đóng cửa. Có hai loại “cò” đang hoạt động. Loại “cò” thứ nhất chuyên dẫn bệnh nhân từ Campuchia đến khám và điều trị bệnh. Có những “cò” dẫn bệnh nhân rồi tự cho làm các loại cận lâm sàng, xét nghiệm, đo điện tim... sau đó tự đọc kết quả. Thậm chí họ còn táo tợn làm giả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân bằng cách nhận số tiền rất lớn để làm tất cả các xét nghiệm. Nhưng thực tế “cò” chỉ đóng tiền làm một số xét nghiệm rồi lấy kết quả xét nghiệm của bệnh nhân khác gán ghép vô, làm sai lệch tình trạng sức khỏe như không bệnh thành có bệnh hoặc ngược lại. Bình quân một ngày mỗi “cò” dẫn 3-10 bệnh nhân, tùy theo đi khám một bệnh hay khám tổng quát. Mỗi bệnh nhân sẽ phải nộp cho “cò” 20-50 USD. Loại “cò” thứ hai chuyên dẫn bệnh nhân người VN đi khám bệnh. Những “cò” này ban đầu chỉ xếp hàng lấy số thứ tự rồi đem bán lại cho người muốn khám sớm để kịp về xe (đa số là những người ở tỉnh, những người có tiền). Tuy nhiên, khi BV thực hiện chỉ phát mỗi người một số và phải có thẻ khám mới được khám bệnh thì “cò” mướn người dân vào xếp hàng lấy số. Tại BV Da liễu TP, “trùm” dẫn dắt một nhóm “cò” khoảng mười người hoạt động nhiều năm nay là một người đàn ông tên N.A.. Trong tay “cò” này có hai phòng mạch, một phòng mạch trên đường Phạm Đình Toái và một phòng mạch tại đường Bà Huyện Thanh Quan, Q.3. Riêng “cò” Minh và “cò” Thu túc trực thường xuyên trước cổng chính BV... Các “cò” này chia nhau làm ba ca túc trực suốt từ sáng đến tối tại BV. Mỗi ca có 2-4 “cò” đón lõng bệnh nhân đưa đến phòng mạch của các bác sĩ “mối” để khám bệnh, thu tiền. Tại BV phụ sản Từ Dũ, có một số “cò” đang hoạt động như “cò” Mười, “cò” Thành... “Cò” Mười là người điều hành hoạt động của giới “cò” ở đây, có quyền sắp xếp cho các “cò” khác được chở ai và chở đến nơi nào. Khi tiếp cận với người đi khám bệnh, “cò” Mười kêu đàn em chở đến các phòng khám, còn mình chỉ đứng ở cổng BV để bắt khách và điều hành. Tiền công chi cho các “cò” sẽ được các phòng khám trả thông qua “cò” Mười |