Cơ hội của bà Le Pen đến đâu khi đấu với ông Macron lần này?

(PLO)- Bà Le Pen có thể thất vọng với vị trí thứ hai trong vòng bỏ phiếu thứ nhất, nhưng nhà lãnh đạo cực hữu này sẽ còn khó khăn hơn ở vòng thứ hai trong hai tuần tới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vòng bỏ phiếu thứ nhất của đợt bầu cử tổng thống Pháp diễn ra ngày 10-4 với vị trí đứng đầu thuộc về đương kim Tổng thống Emmanuel Macron, theo sát ông là bà Marine Le Pen - lãnh đạo phe cực hữu.

Ông Macron và bà Le Pen được xác định sẽ là hai ứng viên tham gia vòng bỏ phiếu thứ hai dự kiến diễn ra ngày 24-4. Tuy nhiên trước đó hai ứng viên sẽ có màn tranh luận trực tiếp trên song truyền hình quốc gia vào ngày 20-4.

Ông Macron trong một lần vận động tranh cử. Ảnh: AFP/GETTY IMAGES

Cơ hội của bà Le Pen đến đâu khi đấu với ông Macron lần này? ảnh 1

Trong hai thập niên qua, chưa một tổng thống Pháp nào tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, kể từ thời Tổng thống Jacques Chirac vào năm 2002. Với vị trí dẫn đầu này, tổng thống Macron có nhiều cơ hội đảo ngược điều đó.

Ông Macron giành được sự ủng hộ cao trong các cuộc thăm dò nhờ kinh tế phục hồi khá tốt, cũng như việc ông khẳng định được vai trò chính khách của mình trong việc cố gắng ngăn chặn chiến tranh ở sườn phía đông của châu Âu.

Tuy nhiên, ông Macron đã phải trả giá cho việc tham gia tranh cử muộn. Trong thời gian ngắn trước khi diễn ra vòng bỏ phiếu đầu tiên ông Macron chỉ kịp thời gian vận động ở ngoại ô Paris mà không đến được các tỉnh xa hơn.

Ngược lại, bà Le Pen tham gia tranh cử sớm hơn và tăng cường về các thị trấn, làng mạc trên khắp nước Pháp. Bà Le Pen hướng trọng tâm tranh cử vào các vấn đề dân sinh như phí sinh hoạt tăng gây khó khăn cho hàng triệu người dân và gây ra sự tức giận trong giới tinh hoa chính trị.

Trên trang Al Jazeera, nhà bình luận chính trị Pierre Huski đã có bài nhìn nhận, đánh giá về khả năng và cơ hội của bà Le Pen trong lần đối đầu này với ông Macron.

Theo ông Huski, bà Le Pen có thể thất vọng với vị trí thứ hai trong vòng bỏ phiếu thứ nhất, nhưng theo ông Pierre, nhà lãnh đạo cực hữu này sẽ còn khó khăn hơn ở vòng thứ hai trong hai tuần tới.

Bà Le Pen được cho sẽ gặp khó khăn nhiều tại vòng bỏ phiếu thứ hai. Ảnh: BLOOMBERG

Cơ hội của bà Le Pen đến đâu khi đấu với ông Macron lần này? ảnh 2

Theo ông, bà Le Pen dù đã từ bỏ tham vọng về “Frexit” (Pháp rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) hoặc đưa Pháp ra khỏi nhóm các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone), nhưng bà vẫn không thay đổi quan điểm về các vấn đề này.

Một khi bà Le Pen thì Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của Liên minh châu Âu (EU) - từ chỗ là đầu tàu cho hội nhập châu Âu sẽ rẽ sang hướng hoài nghi khối đồng euro cũng như liên minh quân sự NATO. Điều đó có thể gây ra mối quan ngại sâu sắc cho các đồng minh của Pháp và có thể phá vỡ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vốn chia rẽ dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và mới thống nhất gần đây sau cuộc chiến của Nga tại Ukraine.

Thêm vào đó, nhiều ứng cử viên thua cuộc ở vòng một đã nhanh chóng dồn sự ủng hộ cho hai ứng viên dẫn đầu, mà phần nhiều là dành cho ông Macron. Chẳng hạn ứng cử viên Fabien Roussel của đảng Cộng sản, Anne Hidalgo của đảng Xã hội, Yannick Jadot của đảng Xanh và Valerie Pecresse của đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ dồn phiếu ủng hộ mình cho ông Macron. Trong các cuộc bầu cử trước đây vào năm 2002 và 2017, cử tri cánh tả và cánh hữu đã đoàn kết để ngăn phe cực hữu lên nắm quyền.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm