Có nên xem thường bệnh dị ứng?

Những lý do dưới đây là cơ sở để bạn biết chắc chắn rằng mình có nên coi nhẹ căn bệnh thường gặp này:

Có nên xem thường bệnh dị ứng? ảnh 1

Không khởi phát ngay ở lần đầu tiên
Trái với điều nhiều người nghĩ, dị ứng thường không khởi phát ngay ở lần đầu tiên với một tác nhân dị ứng nào đó. Một người thường chỉ trở nên dị ứng (hay còn gọi là mẫn cảm) với một chất nào đó sau nhiều lần tiếp xúc (lần thứ 10, 100 hoặc thậm chí sau lần thứ 1.000) trong một thời gian kéo dài (khoảng vài tuần, vài tháng và thậm chí vài năm). Thời gian này được gọi là thời kỳ mẫn cảm. Tuy nhiên, khi một người đã trở nên mẫn cảm thì trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dị ứng sẽ tái phát mỗi khi họ tiếp xúc trở lại với chất gây dị ứng. Và khi đã dị ứng với một chất nào đó thì chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây ra các triệu chứng dị ứng. Thường xuất hiện ở 2 năm đầu đờiNhiều bằng chứng cho thấy bệnh dị ứng ở người lớn đã có nguồn gốc từ tuổi nhỏ. Theo những nghiên cứu dài hơi tại Hoa kỳ, Đức, bệnh dị ứng tiến triển như sau:

Tại Úc và New Zealand khoảng 1/3 người mắc các bệnh dị ứng.

Tần suất các bệnh dị ứng đang tăng dần ở các nước trên thế giới: tăng gấp đôi trong 15 năm.

Nếu như bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển vẫn là bệnh nhiễm trùng thì đối với các nước đã phát triển cùng với các bệnh mãn tính khác, bệnh dị ứng là mối quan tâm hàng đầu.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, các bệnh dị ứng được xếp hàng thứ 4 trong số các bệnh lý mãn tính. Ngay cả các nước đang phát triển, tần suất các bệnh dị ứng hiện nay cũng ngày càng gia tăng song song với lối sống tây phương hóa, đô thị hóa.

1. Viêm da cơ địa và dị ứng thức ăn là biểu hiện dị ứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất trong 2 năm đầu đời. 2. Hiện tượng mẫn cảm hóa với các dị ứng nguyên thức ăn xảy ra nhiều nhất trong 2 năm đầu đời. Mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn là yếu tố nguy cơ quan trọng của dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa và hen suyễn. 3. Các bệnh dị ứng đường hô hấp thường bắt đầu chậm hơn đôi chút: viêm mũi dị ứng thường bắt đầu từ tuổi thiếu niên, hầu hết hen suyễn bắt đầu trước 12 tuổi. Thường gặp nhất là hen suyễn và dị ứng thức ănBệnh dị ứng có thể có biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào dị ứng nguyên và đường vào của chúng. Các bệnh dị ứng thường gặp là: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, chàm, mề đay, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng côn trùng, dị ứng với môi trường. Trong đó, hen suyễn là bệnh dị ứng quan trọng hàng đầu (ước tính hiện nay có khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh hen suyễn trên toàn thế giới). Dị ứng thức ăn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn: tại Anh, Mỹ, ước tính 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, trong khi chỉ khoảng 3% người lớn có vấn đề này. Dị ứng có thể chỉ biểu hiện nhẹ, thoáng qua, chỉ gây một số khó chịu cho bệnh nhân (ngứa, nghẹt mũi, sổ mũi,…). Nhưng lắm khi biểu hiện quan trọng hơn (cơn khó thở), thậm chí nguy hiễm tính mạng (sốc phản vệ). Bệnh không thể tự khỏiDị ứng là bệnh không thể tự khỏi dù có thể diễn tiến lúc nặng lúc nhẹ. Đã không phải là hiếm xảy ra các trường hợp tử vong do dị ứng thức ăn. Ngoài ra, mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn không được chú ý đúng mức sẽ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát sẽ mang lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong - dù hoàn toàn có thể tránh được. Vì vậy, khi có biểu hiện dị ứng, bạn đừng trì hoãn tìm đến thầy thuốc vì mọi sự chậm trễ sẽ rất bất lợi.
ThS. BS. Trần Anh Tuấn
Trưởng khoa Hô hấp - BV Nhi Đồng 1
Theo Dân Trí

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm