Đài CNN ngày 8-6 cho biết, thông tin này được công bố trên tạp chí Nature hôm 7-6. Phát hiện trên thuộc nhóm nghiên cứu do nhà khảo cứu Cổ Sinh Vật Nhân Chủng Học Jean-Jacques Hublin thuộc Viện Nghiên cứu Nhân chủng Tiến hóa Max Planck. Đây là một phát triện quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc tiền sử của loài người tinh khôn.
Các nhà khảo cổ phát hiện hóa thạch người tinh khôn có niên đại 300.000 năm ở Morroco. Ảnh: CNN
Theo các chuyên gia, phát hiện này đã mở rộng phạm vi được coi là “chiếc nôi của loài người” trên toàn châu Phi, trước đó người ta đã tìm thấy hóa thạch người Homo sapien tại nam và đông Phi. Trước phát hiện này, hóa thạch cổ xưa nhất của người Homo sapiens được tìm thấy ở Omo Kibish ở Ethiopia rơi vào khoảng 195.000 năm tuổi.
Vỏ hộp sọ của người Homo Sapien 300.000 năm vừa được tìm thấy. Ảnh: CNN
Phần răng hàm dưới. Ảnh: CNN
Các hóa thạch của người Homo Sapien mới tìm thấy, trong đó có có một phần xương hộp sọ và một răng hàm dưới, bao gồm xương của 5 người Homo sapien khác nhau, gồm 3 thanh niên, một vị thành niên và 1 đứa trẻ khoảng 8 tuổi. Người ta còn tìm thấy các công cụ đồ đá, xương động vật và bằng chứng của việc dùng lửa của người tiền sử tại tầng di chỉ khảo cổ phát hiện các hóa thạch xương trên. Theo niên đại của các dụng cụ cho thấy các cá thể đã tồn tại được khoảng từ 281.000 đến 349.000 năm tuổi, theoABC News.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng điều gây ấn tượng đặc biệt nhất ở các hóa thạch này là những chi tiết lưu lại dấu ấn tiến hóa của loài người. Các đặc điểm trên khuôn mặt ở phần hộp sọ cho thấy họ có những điểm khá giống với người hiện đại. Tuy nhiên, mặt sau hộp sọ lại hoàn toàn khác. Hộp sọ của họ thuôn dài và góc cạnh gần giống loài Homo heidelbergensis tiến hóa từ loài Homo sapiens và Neanderthals khoảng 500.000 năm trước.
Cận cảnh phần răng hàm dưới của người Homo Sapien vừa tìm thấy. Ảnh: CNN
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy con người hiện đại đã có những tiến hóa khác biệt so với người Neanderthal và người Denisovan vào khoảng 500.000 năm trước, khiến chúng ta gần gũi hơn với những tổ tiên trực tiếp của mình.
Trước khi có phát hiện khảo cổ này, giới khoa học vẫn luôn tin loài người hiện đại chúng ta đã tiến hóa từ những người tiền sử đầu tiên xuất hiện tại châu Phi khoảng 200.000 năm trước. Nhưng những gì xảy ra trong giữa khoảng thời gian đó chưa được giới khoa học lý giải. Dù vậy các nhà nghiên cứu nêu giả thuyết rằng có thể đã xuất hiện nhiều nhóm người tiền sử khác nhau giữa hai chặng tiến hóa này. Các nhóm này có mối quan hệ chồng lấn và phức tạp trong quá trình tồn tại và tiến hóa theo thời gian.