Công an TP.HCM chủ động phòng ngừa, ngăn chặn...các loại tội phạm

(PLO)- Trung tá Đới Ngọc Thắng - Phó Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho biết, lực lượng công an cũng thường xuyên gọi hỏi, răn đe những đối tượng như thanh thiếu niên hư, đối tượng có tiền án tiền sự, người có khả năng nguy cơ phạm tội.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đây là một trong những giải pháp được Công an TP.HCM thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ phạm tội, những vụ trọng án trên địa bàn.

Nội dung này được trao đổi trong chương trình Dân hỏi- Chính quyền trả lời số tháng 3 với chủ đề “Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc- phát huy sức mạnh của nhân dân”, sáng 10-3.

Công an TP.HCM thường xuyên gọi hỏi thanh thiếu niên hư, có tiền án để ngăn nguy cơ phạm tộidan-hoi-chinh-quyen-tra-loi.jpg
Chương trình do HĐND TP phối hợp Đài Truyền hình TP, Sở TT&TT cùng tổ chức. Ảnh: T.T

Công an gọi thanh thiếu niên hư để răn đe

Tại chương trình, cử tri Nguyễn Văn Dũng, ngụ huyện Hóc Môn nêu ý kiến, có nhiều vụ trọng án xảy ra trên cả nước gây hoang mang trong người dân. TP.HCM là địa bàn phức tạp, Công an TP.HCM có giải pháp gì để ngăn chặn những vụ trọng án?

Trung tá Đới Ngọc Thắng - Phó Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho hay, thời gian qua trên địa bàn TP cũng xảy ra các vụ trọng án, như vụ việc xảy ra tại huyện Hóc Môn, TP Thủ Đức.

Khi phát hiện vụ việc, lực lượng công an đã tập trung lực lượng, phương tiện khẩn trương truy xét, nhanh chóng truy bắt các đối tượng với tỉ lệ khám phá án là 100%.

Công an TP.HCM thường xuyên gọi hỏi thanh thiếu niên hư, có tiền án để ngăn nguy cơ phạm tội-công-an-tphcm-thong-tin-dam-bao-an-ninh-trat-tu.jpg
Trung tá Đới Ngọc Thắng - Phó Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM thông tin đến cử tri. Ảnh: T.T

Theo ông Thắng, Công an TP.HCM tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các điều kiện, nguy cơ phát sinh tội phạm. Làm tốt công tác nắm tình hình, quản lý địa bàn, đối tượng, đặc biệt là các băng, ổ nhóm mang tính chất côn đồ; không để tồn tại, hình thành các địa bàn, điểm nóng về hình sự, tệ nạn xã hội; phát huy vai trò của các tổ tuần tra, giám sát như tổ công tác 363 để giải quyết những vụ việc khi mới phát sinh.

“Lực lượng công an cũng thường xuyên gọi hỏi, răn đe những đối tượng như thanh thiếu niên hư, đối tượng có tiền án tiền sự, người có khả năng nguy cơ phạm tội”- Trung tá Đới Ngọc Thắng cho hay.

Ngoài ra, Công an TP cũng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để nâng cao công tác phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và nhiều mô hình khác.

Phát huy vai trò của lực lượng 363

Thông tin đến cử tri về hiệu quả hoạt động của lực lượng 363, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, qua hơn một năm hoạt động, lực lượng 363 đã phát hiện trên 26.800 đối tượng vi phạm, giao công an địa phương xử lý, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Công an TP.HCM thường xuyên gọi hỏi thanh thiếu niên hư, có tiền án để ngăn nguy cơ phạm tội-cong-an-tphcm-noi-ve-363.jpg
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM nói về hiệu quả hoạt động của lực lượng 363. Ảnh: T.T

Lưc lượng này được lập nhằm chủ động phòng ngừa, răn đe, ngăn chặn và xử lý kịp thời, trấn áp các loại tội phạm đường phố, tội phạm ma tuý, các hành vi vi phạm pháp luật về tội tàng trữ vũ khí, vận chuyển kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu...

Thượng tá Lê Mạnh Hà nói, TP sẽ tiếp tục phát huy vai trò của lực lượng này như “quả đấm thép trong đấu tranh tội phạm đường phố”.

Để nâng chất lực lượng 363, Công an TP sẽ tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để giúp lực lượng này có kĩ năng, nhận diện đúng đối tượng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và xử lý được tình huống phát sinh từ thực tế.

TP.HCM có 48 trang mạng, Fanpage... để quản lý trên không gian mạng

Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của cử tri TP là vấn đề an ninh trên không gian mạng.

Thượng tá Lê Minh Hải, Phó Trưởng phòng an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao thông tin, riêng với Công an TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc TP xây dựng, vận hành 48 trang mạng, Fanpage, Facebook, Zalo…để làm kênh cung cấp thông tin và tiếp nhận tin báo của quần chúng trên không gian mạng.

Song song đó, phối hợp với các bộ ngành hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế để kiểm soát chặt chẽ, hạn chế xoá bỏ tình trạng sim rác, việc thuê, mượn tài khoản ngân hàng, bảo vệ thông tin bí mật cá nhân, phòng chống rửa tiền, kịp thời phong toả các tài khoản có dấu hiệu, nghi vấn lừa đảo...

Ông Nguyễn Thanh Hoà, Trưởng phòng thông tin điện tử, Sở TT&TT TP.HCM cho biết, địa bàn hiện có 355 mạng xã hội, 11.00 các trang thông tin điện tử và khoảng 22 triệu tài khoản đang hoạt động.

Công an TP.HCM thường xuyên gọi hỏi thanh thiếu niên hư, có tiền án để ngăn nguy cơ phạm tộian-ninh-khong-gian-mang.jpg
Ông Nguyễn Thanh Hoà, Trưởng phòng thông tin điện tử, Sở TT&TT TP.HCM nói về việc quản lý an toàn trên không gian mạng. Ảnh: T.T

Để quản lý, Sở TT&TT đã có trang Zalo với 267.000 lượt theo dõi, cung cấp thông tin cho bà con TP nắm chủ trương, chính sách. Cùng đó là đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành TP… ; phối hợp với Công an TP liên quan đến giám định tư pháp, xử lý các vụ việc trên không gian mạng liên quan những vụ việc xuyên biên giới, các Facebook, Twitter thậm chí là Tiktok…

Nhưng theo ông Hoà, cách quản lý tốt nhất là mỗi cá nhân cần tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân, không để lọt các thông tin mật khẩu và đời tư của mình cho người khác… Hiện nay, phía Sở TT&TT cũng thực hiện kí kết với đoàn Luật sư TP.HCM và hội doanh nghiệp để có cơ chế ngăn tình trạng giả mạo doanh nghiệp, sử dụng tên của các đơn vị, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp để lừa đảo trên không gian mạng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm