Hãng tin Reuters ước tính, sau 1 tháng kể từ khi MH370 biến mất đầy bí ẩn hôm 8/3, đã có ít nhất 44 triệu USD được chi ra để triển khai tàu quân sự và máy bay của Australia, Trung Quốc và Việt Nam cho các nỗ lực tìm kiếm trên khu vực phía Nam Ấn Độ Dương và Biển Đông.
Số tiền 44 triệu USD trong tháng đầu tiên tìm kiếm MH370 đã ngang với con số chính thức 32 triệu Euro, tương đương 44 triệu USD, được chi để tìm kiếm chuyến bay AF447 của hãng AirFrance bị rơi xuống giữa Đại Tây Dương vào năm 2009. Cuộc tìm kiếm AF447 đã kéo dài 2 năm với những đợt tìm kiếm kéo dài vài tháng mỗi đợt.
Giới phân tích cho rằng, chi phí thực sự cho cuộc tìm kiếm và trục vớt chiếc máy bay bị rơi của Air France có thể cao gấp 3-4 lần so với con số chính thức. Tuy nhiên, tổng chi phí cho cuộc tìm kiếm MH370 đang diễn ra được dự báo sẽ lên tới hàng trăm triệu USD.
Con số 44 triệu USD mà Reuters đưa ra chưa bao gồm chi phí đối với các loại tàu bè, máy móc được các nước Anh, Pháp, New Zealand, và Hàn Quốc dùng cho việc tìm kiếm, cũng như chưa tính tới các chi phí khác như máy bay dân sự, chi phí ăn ở cho hàng trăm nhân sự tham gia tìm kiếm, và chi phí phân tích thông tin tình báo.
Nước Anh đã cử con tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân HMS Tireless tới hỗ trợ cuộc tìm kiếm nhưng không công bố địa điểm trước đó của tàu ngầm này. Nhà chức trách Australia nói sẽ công bố chi phí của cuộc tìm kiếm này sau, nhưng nhấn mạnh đây là một số tiền lớn.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cùng với Thủ tướng Malaysia Najib Razak liên tục nhấn mạnh rằng, chi phí tìm kiếm không phải là một vấn đề. Hiện Australia đang dẫn đầu những nỗ lực tìm kiếm MH370 bởi trọng tâm của khu vực tìm kiếm nằm ở Nam Ấn Độ Dương, gần với nước này.
Tuy vậy, Thủ tướng Abbott đã phát tín hiêu rằng, đến một lúc nào đó, Australia sẽ phải gửi hóa đơn chi phí tìm kiếm cho các quốc gia khác. Đến nay, Australia vẫn là nước gánh chịu chủ yếu các khoản chi phí cho nỗ lực tìm kiếm ở khu vực Nam Ấn Độ Dương.
“Lý do duy nhất mà chúng tôi nên gánh các chi phí là đây là một hành động mang tinh thần quốc tế”, ông Abbott nói hồi tuần trước. “Đến lúc nào đó, có thể cần phải có sự thay đổi, cần có một dạng thống kê chi phí nào đó. Tuy nhiên, chúng tôi rất vui lòng được giúp đỡ các quốc gia có liên quan trong vụ việc này”.
Tính đến thời điểm này, Australia đóng góp khoảng một nửa chi phí tìm kiếm. Theo số liệu của Australia, riêng con tàu hải quân HMAS Success của nước này được huy động cho cuộc tìm kiếm tiêu tốn khoảng 550.000 Đôla Australia, tương đương 511.000 USD mỗi ngày. Theo một số nhà phân tích, mỗi ngày Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) mất khoảng 800.000 Đôla Australia mỗi ngày cho cuộc tìm kiếm.
Hai nước khác chi nhiều cho cuộc tìm kiếm MH370 tính tới thời điểm này là Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đã cử tổng cộng 18 tàu và 11 máy bay tới nhiều khu vực khác nhau trong 1 tháng tìm kiếm qua. Bắc Kinh từ chối nói về chi phí của cuộc tìm kiếm và chỉ nói sẽ quyết tâm tìm “chừng nào còn hy vọng”.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, mỗi chiếc trong hai máy bay Ilyushin Il-76 mà nước này cử đi tìm MH370 tiêu tốn 10.000 USD tiền nhiên liệu mỗi giờ bay, chưa kể chi phí bảo dưỡng và ăn ở cho phi công. Trong khi đó, các tàu chiến của Trung Quốc được cử đi tìm kiếm tiêu tốn ít nhất 100.000 USD mỗi ngày.
Tuần trước, Lầu năm góc cho biết đi chi hơn 3,3 triệu USD cho cuộc tìm kiếm và đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc này lên từ mức 4 triệu USD dự kiến ban đầu.
Số tiền 44 triệu USD trong tháng đầu tiên tìm kiếm MH370 đã ngang với con số chính thức 32 triệu Euro, tương đương 44 triệu USD, được chi để tìm kiếm chuyến bay AF447 của hãng AirFrance bị rơi xuống giữa Đại Tây Dương vào năm 2009. Cuộc tìm kiếm AF447 đã kéo dài 2 năm với những đợt tìm kiếm kéo dài vài tháng mỗi đợt.
Giới phân tích cho rằng, chi phí thực sự cho cuộc tìm kiếm và trục vớt chiếc máy bay bị rơi của Air France có thể cao gấp 3-4 lần so với con số chính thức. Tuy nhiên, tổng chi phí cho cuộc tìm kiếm MH370 đang diễn ra được dự báo sẽ lên tới hàng trăm triệu USD.
Con số 44 triệu USD mà Reuters đưa ra chưa bao gồm chi phí đối với các loại tàu bè, máy móc được các nước Anh, Pháp, New Zealand, và Hàn Quốc dùng cho việc tìm kiếm, cũng như chưa tính tới các chi phí khác như máy bay dân sự, chi phí ăn ở cho hàng trăm nhân sự tham gia tìm kiếm, và chi phí phân tích thông tin tình báo.
Nước Anh đã cử con tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân HMS Tireless tới hỗ trợ cuộc tìm kiếm nhưng không công bố địa điểm trước đó của tàu ngầm này. Nhà chức trách Australia nói sẽ công bố chi phí của cuộc tìm kiếm này sau, nhưng nhấn mạnh đây là một số tiền lớn.
Thủ tướng Australia Tony Abbott cùng với Thủ tướng Malaysia Najib Razak liên tục nhấn mạnh rằng, chi phí tìm kiếm không phải là một vấn đề. Hiện Australia đang dẫn đầu những nỗ lực tìm kiếm MH370 bởi trọng tâm của khu vực tìm kiếm nằm ở Nam Ấn Độ Dương, gần với nước này.
Tuy vậy, Thủ tướng Abbott đã phát tín hiêu rằng, đến một lúc nào đó, Australia sẽ phải gửi hóa đơn chi phí tìm kiếm cho các quốc gia khác. Đến nay, Australia vẫn là nước gánh chịu chủ yếu các khoản chi phí cho nỗ lực tìm kiếm ở khu vực Nam Ấn Độ Dương.
“Lý do duy nhất mà chúng tôi nên gánh các chi phí là đây là một hành động mang tinh thần quốc tế”, ông Abbott nói hồi tuần trước. “Đến lúc nào đó, có thể cần phải có sự thay đổi, cần có một dạng thống kê chi phí nào đó. Tuy nhiên, chúng tôi rất vui lòng được giúp đỡ các quốc gia có liên quan trong vụ việc này”.
Tính đến thời điểm này, Australia đóng góp khoảng một nửa chi phí tìm kiếm. Theo số liệu của Australia, riêng con tàu hải quân HMAS Success của nước này được huy động cho cuộc tìm kiếm tiêu tốn khoảng 550.000 Đôla Australia, tương đương 511.000 USD mỗi ngày. Theo một số nhà phân tích, mỗi ngày Lực lượng Phòng vệ Australia (ADF) mất khoảng 800.000 Đôla Australia mỗi ngày cho cuộc tìm kiếm.
Hai nước khác chi nhiều cho cuộc tìm kiếm MH370 tính tới thời điểm này là Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc đã cử tổng cộng 18 tàu và 11 máy bay tới nhiều khu vực khác nhau trong 1 tháng tìm kiếm qua. Bắc Kinh từ chối nói về chi phí của cuộc tìm kiếm và chỉ nói sẽ quyết tâm tìm “chừng nào còn hy vọng”.
Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, mỗi chiếc trong hai máy bay Ilyushin Il-76 mà nước này cử đi tìm MH370 tiêu tốn 10.000 USD tiền nhiên liệu mỗi giờ bay, chưa kể chi phí bảo dưỡng và ăn ở cho phi công. Trong khi đó, các tàu chiến của Trung Quốc được cử đi tìm kiếm tiêu tốn ít nhất 100.000 USD mỗi ngày.
Tuần trước, Lầu năm góc cho biết đi chi hơn 3,3 triệu USD cho cuộc tìm kiếm và đã tăng gấp đôi ngân sách cho việc này lên từ mức 4 triệu USD dự kiến ban đầu.
Theo Phương Anh
(Reuters/ Dân Trí)
(Reuters/ Dân Trí)