Điều đáng nói là nhiều người không biết mình mắc bệnh, chỉ đến khi xuất hiện các biến chứng thì mới phát hiện bệnh.
Biến chứng thầm lặng
Đưa mẹ tới bệnh viện khám, Thu (Quảng Ninh) ngẩn người khi bác sĩ thông báo mẹ chị mắc ĐTĐ type 2. Thu cứ nghĩ rằng mẹ chị gầy gò, suốt đời làm ruộng, làm gì có đồ ăn ngon, ăn nhiều mà mắc bệnh tiểu đường. Ấy vậy mà bác sĩ nói mẹ chị đã có biến chứng trầm cảm. Ngồi cầm kết quả trong tay, Thu nghĩ về những triệu chứng của mẹ mới hay dạo gần đây mẹ thường ít nói, chỉ rầu rĩ trong phòng, không thích thứ gì, quên quên, nhớ nhớ. Thế mà cô không hề biết đây là biến chứng trầm cảm của bệnh ĐTĐ như bác sĩ tư vấn.
Cùng chung với cảnh ngộ của Thu, ngồi hàng kế bên là anh Dũng (Bắc Ninh). Cách đây một năm anh phát hiện mắt mình ngày càng mờ dần, thỉnh thoảng cảm thấy đau nhói và mất thị lực một vài giây. Khi tới bệnh viện mắt khám anh mới biết mình bị bệnh bong võng mạc, nguyên nhân chính là do bệnh ĐTĐ gây ra mà không hề hay biết.
Đây là những tình trạng không hiếm đối với các bệnh nhân và người thân có người mắc bệnh tiểu đường. Đa phần chúng ta chỉ phát hiện bệnh khi thấy những biến chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Nhiều người còn khá mù mờ về những biến chứng của bệnh ĐTĐ.
Nhiều người chỉ phát hiện mắc ĐTĐ khi đã có biến chứng.
Nguyên nhân chính của các biến chứng
Đối với người bị ĐTĐ type 2, nhiều khi không có các triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi có các biến chứng như đục thủy tinh thể, thần kinh ngoại vi, thậm chí là biến chứng suy thận, nhồi máu cơ tim hoặc hôn mê...
Nguyên nhân chính gây nên các biến chứng là việc tăng đường huyết (tăng glucose trong máu bệnh nhân) trong một thời gian dài. Đường huyết cao gây tổn thương, phá hủy thành các mao mạch ở đáy mắt, các mạch máu mới cũng gây ra các vết sẹo xơ ở võng mạc và trong quá trình liền sẹo có thể co rút gây ra bong võng mạc. Hậu quả của phù hoàng điểm, đục dịch kính, bong võng mạc... làm mắt bị giảm hoặc mất khả năng thu nhận các tín hiệu ánh sáng, biểu hiện lâm sàng là giảm thị lực hoặc mất thị lực hoàn toàn. Đường huyết tăng cao cũng làm cản trở mạch máu lên não, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất dần sở thích…
Phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời
Biến chứng của bệnh ĐTĐ xảy ra ở mắt là biến chứng hay gặp nhất và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở các nước phát triển hiện nay. Sau khoảng 10-15 năm tiến triển, 90% bệnh nhân ĐTĐ type 1 và 60% bệnh nhân ĐTĐ type 2 có bệnh lý võng mạc, trong đó 50% dẫn đến mù lòa. Còn biến chứng trên hệ thần kinh, người bệnh có khả năng suy giảm trí nhớ, trầm cảm, mất dần sở thích, đặc biệt ở những người ít giao tiếp xã hội, sống khép kín. Theo đó, khi có dấu hiệu thất thường như không thích thứ gì, lẫn, ít nói cười, ít tiếp xúc với con người và môi trường… thì đã có dấu hiệu của biến chứng này.
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng lâu thì khả năng mắc các biến chứng càng cao. Do vậy chúng ta cần thăm khám định kỳ sức khỏe hằng năm để phát hiện bệnh. Khi đã phát hiện bị ĐTĐ cần tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập thể dục, sử dụng thuốc hợp lý và thăm khám định kỳ để kiểm tra đường huyết và HbA1c giúp phát hiện sớm biến chứng.
NGUYỄN VÂN
Hiện nay một số thảo dược có tác dụng trong điều trị ĐTĐ theo cơ chế làm ổn định đường huyết, giảm HbA1c, từ đó giảm các biến chứng do ĐTĐ gây ra, ví dụ như khổ qua, hoài sơn, dây thìa canh, sinh địa, thương truật.
Để tiện sử dụng người bệnh có thể tìm mua các dược liệu này được bào chế dưới dạng viên nang TĐCARE. Viên uống còn chứa tảo Spirulina giàu chất chống ôxy hóa và nguyên tố vi lượng giúp cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ. Do vậy, TĐCARE là sản phẩm an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ĐTĐ và biến chứng. Sản phẩm đã được thực hiện nghiên cứu lâm sàng cho bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại BV Trung ương Quân đội 108. Thông tin chi tiết vui lòng truy cập http://tieuduong360.com hoặc hotline tư vấn: 19006436 Số GPQC: 421/2011/TNQC-ATTP |