ĐBSCL hạn nặng vì xung đột lợi ích giữa các quốc gia

Phải xem hợp tác Mê Kông là hợp tác cùng thắng, tức các nước phải cùng hưởng lợi, còn nếu một trong các nước cứ chăm chăm hưởng lợi để rồi các nước khác phải lãnh hậu quả, thiệt thòi thì sẽ rất khó làm. Hơn nữa điều này không được triển khai thì trong tương lai sẽ còn nhiều tiềm ẩn rủi ro cho nước hạ lưu”. Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia sông ngòi Việt Nam tại hội thảo “Rủi ro tiềm ẩn từ các dự án chuyển nước sông Mê Kông tới đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” diễn ra sáng 20-7 tại Hà Nội.

Bà Đặng Thị Hà Giang, chuyên gia Viện Nước, tưới tiêu và môi trường, nhận định các dự án phát triển thủy điện, chuyển nước, lấy nước ở vùng thượng lưu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới vùng hạ lưu.

ĐBSCL thời gian qua bị khô hạn cả một vùng rộng lớn. Ảnh: GT

Ông Nguyễn Hồng Toàn, chuyên gia Ủy ban sông Mê Kông, cho biết thêm do Trung Quốc chiếm 50% dòng chảy mùa khô trên dòng Mê Kông nên nước chảy về tới ĐBSCL là rất thấp.

“Vào tháng 3, Trung Quốc xả nước tuy nhiên qua thủy văn ghi nhận lưu lượng nước có tăng lên nhưng xuống dưới trung lưu không thấy lượng nước tăng lên. Chỉ sau này Lào tuyên bố xả nước thì ở hạ nguồn mới tăng lên. Hiện nay các dự án lấy nước không được thông báo, không minh bạch và không tuân thủ quy định hiệp hội các quốc gia Mê Kông. Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng” - ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông, nhận xét.

Theo các chuyên gia, những tác động cụ thể lên ĐBSCL thời gian qua rất rõ là xâm nhập mặn cả vùng rộng lớn, sản xuất lúa gạo giảm sút, nuôi trồng thủy sản giảm mạnh. Một trong những việc làm trước mắt là vấn đề hợp tác, giám sát giữa các nước với nhau, đánh giá để các bên đều hưởng lợi từ dòng Mê Kông. Ngoài ra, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cần phải mạnh mẽ hơn về tiếng nói, hợp tác tại các cuộc họp quốc tế.

“Hơn nữa cần thể hiện quan điểm giữa các quốc gia với nhau được nhìn nhận ở góc độ lợi ích mà không phải ở thượng nguồn muốn làm gì thì làm, không phải anh nào đứng trên thì anh đó thắng, còn anh ở dưới lưu thiệt thòi” - ông Đào Trọng Tứ, chuyên gia mạng lưới sông ngòi Việt Nam, khẳng định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới