Đề án 112: Còn nhiều câu hỏi lớn

Đề án 112: Còn nhiều câu hỏi lớn ảnh 1Báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH hồi tháng 3.2007 đã chỉ ra rằng Đề án 112 đã thất bại cả trên 5 mục tiêu ban đầu đề ra, gồm xây dựng các hệ thống tin học hóa quản lý hành chính nhà nước, xây dựng và tích hợp các cơ sở dữ liệu quốc gia, tin học hoá các dịch vụ công, đào tạo tin học và thúc đẩy cải cách hành chính

Tự cho mình quyền "vừa đá bóng, vừa thổi còi"

Nguyên nhân chính được QH chỉ ra là do bộ máy triển khai đề án "có vấn đề". Một đề án lớn và quan trọng như vậy lại được giao cho Ban điều hành do một Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là Trưởng ban, một số thứ trưởng kiêm nhiệm - "nhưng do bận nên ít dự họp và không tham gia chỉ đạo".

Theo Quyết định 137/2001/QGG-TTg của Thủ tướng về việc thành lập Ban điều hành tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 thì Ban điều hành 112 Chính phủ không có chức năng quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, chỉ có quyền thẩm định các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, phù hợp với mục tiêu của đề án để giúp các bộ, ngành, tỉnh, thành phố phê duyệt đề án của mình.

Điều đó có nghĩa rằng Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ không có thẩm quyền thẩm định dự án, càng không có thẩm quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán của các dự án.

Nhưng trong thực tế, Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ đã tổ chức thẩm định các dự án phần mềm và hướng dẫn Ban điều hành 112 các tỉnh thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán là trái với Nghị định 52/1999/NĐ-CP, 12/2001/NĐ-CP, 07/2003/NĐ-CP, 16/2005/NĐ-CP quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tạo nên tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi" trong đầu tư công nghệ thông tin.

Chức năng của Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ đã chồng lấn chức năng của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý Nhà nước" - báo cáo giám sát khẳng định.

Trong khi đó Ban điều hành Đề án 112 lại không có mối quan hệ hợp tác với Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính - Viễn thông, đẩy các dự án công nghệ thông tin vào tình trạng thiếu "nhạc trưởng", mạnh ai xin phê duyệt thì được làm.

Tối qua, một nguồn tin cho biết, CQĐT - Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can thêm một cán bộ, người liên quan trực tiếp đến những sai phạm trong việc in ấn tài liệu triển khai Đề án 112, nâng tổng số người bị khởi tố trong vụ này lên 9 người.

1.000 tỉ, 3.730 tỉ... hay còn hơn thế nữa?

Không những yếu về chuyên môn, theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học-Công nghệ và Môi trường QH, Ban điều hành Đề án 112 còn làm sai các nguyên tắc tài chính.

 Việc phân cấp đầu tư được Thủ tướng phê duyệt trong đề án rõ ràng và tạo điều kiện chủ động cho các bộ, ngành, địa phương.

Song trong quá trình chỉ đạo, do Ban điều hành 112 Chính phủ không định được khung chuẩn của các hệ thống tin học hóa của các bộ, ngành, địa phương, xác định được mức đầu tư sàn nên dẫn đến các bộ, ngành, địa phương tùy tiện đầu tư. Có bộ, ngành, địa phương đầu tư lớn, có nơi lại ít quan tâm hầu như không có gì thêm ngoài nguồn từ kinh phí trung ương.

Tính đến nay cũng chưa có con số chính xác số tiền mà Đề án 112 đã tiêu. Bởi vì báo cáo giám sát phát hiện: "Kinh phí trung ương dự trù không sát, chỉ nói chung chung khoảng dưới 1.000 tỉ. Bên cạnh đó trong quá trình triển khai Ban điều hành 112 Chính phủ không nắm được các bộ, ngành, địa phương đầu tư thêm bao nhiêu".

Con số tổng hợp đến tháng 9.2003 số tiền đầu tư là 3.730 tỉ đồng. "Vậy đến cuối năm 2005 (kết thúc đề án - PV) số tiền chi là bao nhiêu? Con số này tương ứng với bao nhiêu phần trăm so với mức cần đầu tư đến 2005 và đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ, mục tiêu tin học hóa quản lý hành chính nhà nước đến năm 2005?"- QH đặt câu hỏi.

Ngoài ra, báo cáo còn cho thấy nguồn kinh phí từ Ban điều hành Đề án 112 Chính phủ chỉ đầu tư cho việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, trong khi đó chưa có phần mềm dùng chung cũng như cơ sở dữ liệu nên vốn đầu tư coi như không có hiệu quả.

Nghiêm trọng hơn, theo báo cáo giám sát thì, do tỷ lệ khấu hao thiết bị công nghệ thông tin là 15%/năm nên số thiết bị đã đầu tư sẽ bị khấu hao trong khi sử dụng không hiệu quả.

Những câu hỏi về trách nhiệm cá nhân cũng như những sai phạm trong việc điều hành Đề án 112 có lẽ sẽ tìm được câu trả lời tại Cơ quan điều tra.

Ông Vũ Đình Thuần

Nhà riêng của ông Vũ Đình Thuần

Đề án 112: Còn nhiều câu hỏi lớn ảnh 3

Nhà riêng của ông Vũ Đình Thuần

Ông Lê Mạnh Hà

Nhà riêng của ông Vũ Đình Thuần

An&nbsp; Nguyên<EM>&nbsp; ( Theo TNO)</EM>

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm