Đề án ngàn tỉ 'Lên trời gọi mưa'

Ông Phan Đình Phương, Tổng Giám đốc Công ty CP Khoa học công nghệ An Sinh Xanh (tại Đà Nẵng), đã dành cho Pháp Luật TP.HCM một cuộc phỏng vấn riêng xoay quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm: Đề án “Lên trời gọi mưa” của ông. 

Bắt mây phải mưa

. Phóng viên: Thưa ông, đề án này ông đã ấp ủ bao lâu?

+ Ông Phan Đình Phương: Tôi ấp ủ một năm nhưng kiến thức để thực hiện đề án này phải tích lũy cả đời mới dám đặt vấn đề. Khi chứng kiến cảnh người dân khốn khổ vì hạn hán, tôi chợt nảy ra ý tưởng sao mình không vận dụng kiến thức từ phun nước cầu Rồng. Sao không bắt mây phải mưa?

. Ông có thể nói rõ hơn về đề án ngoài sức tưởng tượng này không?

+ Đây là bản đồ Việt Nam (chỉ vào bản đồ), gió mùa đông bắc thổi vào gây mưa cho đất liền. Nếu có những phương tiện đón mây từ biển thì có thể cho mưa ở ngoài biển luôn.

Ví dụ Bộ TN&MT xác định lượng mây bay vào Việt Nam là 100. Lượng này quá lớn, nếu vào Việt Nam sẽ gây ngập lụt. Kết hợp thông tin, chúng ta sẽ cho mưa trước ngoài biển.

Ông Phương trình bày về đề án "Lên trời gọi mưa" của mình đang được Chính phủ xem xét. Ảnh: LÊ PHI

. Ông làm cách nào để cho mưa trước được ngoài biển?

+ Hãy tưởng tượng những đám mây bay trên trời tại sao nó không rơi? Mình hình dung nôm na đám mây đó là bông đang khô bay giữa trời. Tương tự ở cầu Rồng, phun cho đám mây đó ướt, nó sẽ nặng và tự rơi xuống thành mưa.

. Mây ở trên trời cao như vậy thì lấy gì để phun nước, thưa ông?

+ Chúng ta hút ngay nước biển phun lên cao khoảng 2-3 km, thậm chí là 5 km. Mây cũng chỉ bay ở độ cao đó. Về công nghệ phun nước từ dưới biển lên trên trời 5-7 km tôi đã phát minh ra, không cần nhập ngoại.

. Chúng tôi thấy đây là đề tài ngoài sức tưởng tượng và số tiền quá lớn để thực hiện dự án?

+ Cầu Rồng phun nước mà không cần một máy bơm nào. Mỗi đêm phun ba lần, tính ra chỉ mất 60.000 đồng, bằng một tô phở. Hãy tưởng tượng là với tốc lực nước ở cầu Rồng đó bay lên đám mây, dự án này là như vậy.

Chính phủ đã tiếp cận, nghiên cứu về đề án

. Dự án này đang được bảy bộ, ngành liên quan nghiên cứu. Khi nào Văn phòng Chính phủ làm việc với ông?

Công văn của Văn phòng Chính phủ gửi các bộ ngành về dự án "Lên trời gọi mưa"

+ Văn phòng Chính phủ đã liên hệ và cho biết sẽ bố trí người vào làm việc với tôi. Văn phòng đã giao Bộ KH&CN chủ trì, khi Bộ KH&CN nghiên cứu đề án của tôi thì thấy cái này có liên quan đến thời tiết và dính tới Bộ TN&MT, dính tới chuyện bay thì lại là Bộ Quốc phòng, mưa xuống thì lại liên quan tới Bộ NN&PTNT, Bộ GTVT, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT.

. Theo ông nhận định, đề án sẽ thành công bao nhiêu %?

+ Tôi khẳng định 100% thành công. Tôi sẽ cho một lượng mưa rơi ngoài biển, lượng mưa còn lại bay vào Hà Nội chúng ta có thể "bố trí" mưa từ Hưng Yên, Hải Dương để giảm ngập cho Hà Nội, tương tự ở Sài Gòn.

Ứng 5.000 tỉ đồng

. Ông đề xuất Chính phủ cho ứng 5.000 tỉ đồng để thực hiện ban đầu. Vậy dự án của ông sẽ tốn bao nhiêu tiền?

+ Hiện chưa thể tính được kinh phí cho dự án này. Nếu có thể kết hợp với các bộ, ngành thì kinh phí sẽ khác, không thì chi phí lại khác.

Ví dụ bây giờ có tàu hải quân, kiểm ngư, cảnh sát biển đang tuần tra ngoài biển có thể kết hợp phun nước. Nhưng nếu họ nói "không" thì sao?

Tôi đề xuất như vậy nhưng số tiền đó không phải đem về cho công ty tôi. Đây là một dự án cấp quốc gia thì phải thành lập một bộ chỉ huy dự án do Bộ Quốc phòng chủ trì, Bộ KH&CN quản lý tổng thể, Bộ Tài chính sẽ quản lý số tiền đó, còn tôi chỉ là tác giả đề xuất thôi.

. Ông nói sẽ thiết lập hệ thống 1.000 trạm gây mưa, trạm này như thế nào?

+ Ví dụ mây bay vào Đà Nẵng phải bố trí tàu nằm ở Đà Nẵng... Ngoài vịnh Bắc Bộ phải có sẵn 5-10 chiếc tàu, trên tàu lắp hệ thống phụt nước. Số lượng 1.000 trạm chỉ là ước chừng.

Tạm tính trên biển 100 trạm, 63 tỉnh, thành khoảng 400 trạm và trên dãy Trường Sơn-Hoàng Liên Sơn bố trí khoảng 500 trạm. Nói chung là càng nhiều trạm càng làm ổn định được mưa, điều hòa mưa nắng.

. Tên cụ thể của đề án là gì, thưa ông?

+ Tôi đặt một cái tên vui là “Lên trời gọi mưa” với 112 trang. Tôi cứ nghĩ mình chơi ngông như Tôn Ngộ Không. Không ngờ dự án được đọc, trân trọng và Chính phủ có văn bản xuống, điều này khiến tôi rất kính nể. Chính phủ đã giao cho Bộ KH&CN chủ trì quản lý và bảy bộ cùng phối hợp với công ty triển khai.

. Xin cám ơn ông.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng phân công nhiệm vụ cụ thể cho 7 Phó Thủ tướng Chính phủ

(PLO)- Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược, khó, nhạy cảm, tác động lớn đến phát triển đất nước. Các Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng.

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ Công an ra mắt Trung tâm dữ liệu quốc gia

(PLO)- Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị Ban Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia tập trung chỉ đạo khẩn trương xây dựng, tham mưu ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đảm bảo đồng bộ, có hiệu lực cùng với thời điểm của Luật Dữ liệu.